Mẹ đang cho con bú sử dụng thuốc có quá nguy hại?
Theo PGS, dược sĩ Nguyễn Hữu Đức, ĐH Y dược TP HCM, phụ nữ đang cho con bú phải thận trọng khi dùng thuốc bởi vì các thuốc có tác dụng toàn thân khi dùng cho mẹ đang cho con bú đều bài tiết qua sữa, hoặc ít hoặc nhiều gây ảnh hưởng tới con nhỏ, thông tin trên báo VnExpress.
Tốt nhất, trong thời gian cho con bú, người mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc. Trong điều kiện nhất thiết phải sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ.
Các nhà khoa học xác định khi sử dụng thuốc điều trị, người mẹ có thể thải lượng thuốc qua sữa do nhiều yếu tố có liên quan đến người mẹ, đến trẻ bú mẹ và sinh lý tuyến vú.
Đối với người mẹ, việc thải thuốc qua sữa phụ thuộc liều lượng thuốc, số lần dùng thuốc trong ngày, đường dùng thuốc, thời gian bán thải của thuốc ở huyết tương người mẹ...
Đối với trẻ bú mẹ, thuốc được thải qua sữa làm ảnh hưởng đến trẻ thường phụ thuộc vào số lượng sữa trẻ bú, giờ cho bú với thời điểm mẹ dùng thuốc và giờ lên sữa ở tuyến vú; đồng thời cũng có liên quan đến thời gian, khối lượng và khoảng cách giữa những đợt bú; khả năng hấp thu, chuyển hóa và thải trừ thuốc ở trẻ...
Đối với sinh lý tuyến vú, thuốc thải qua sữa phụ thuộc vào lưu lượng máu ở vú, thời điểm lên sữa, độ pH của sữa...
Thực tế cho thấy, nhiều loại thuốc khi người mẹ sử dụng có thể tiết qua sữa nhưng do có nồng độ thấp ở sữa mẹ nên chưa đủ khả năng gây ra các phản ứng có hại cho trẻ bú.
Thông thường những loại thuốc khi vào cơ thể đều được chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận; nếu người mẹ mắc bệnh suy gan hoặc suy thận thì thuốc sẽ có nồng độ rất cao ở trong máu và trong sữa mẹ. Vì vậy, cần chú ý đến những trường hợp này để phòng tránh gây ngộ độc khi cho trẻ bú sữa mẹ, đồng thời nên điều chỉnh liều dùng thuốc hợp lý cho người mẹ.
Ngoài ra, khi người mẹ cho con bú có thói quen uống rượu, hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc phiện sẽ làm cho những chất độc hại ở trong đó có nồng độ cao ở trong sữa; vì vậy cần phải quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe cho con. Cũng cần thận trọng khi sử dụng thuốc gây methemoglobin.
Thuốc cần tránh dùng đối với phụ nữ cho con bú
Phần lớn thuốc mà phụ nữ có thai không nên dùng thì phụ nữ cho con bú cũng cần tránh. Ở đây chỉ nêu thêm một số thuốc:
- Thuốc độc đối với trẻ: iod, ergotamin.
- Thuốc ức chế sự tiết sữa: estrogen, thuốc ngừa thai chứa estrogen, bromocriptine, cyproheptadine (thuốc bromocriptin) được dùng cai sữa.
- Các nghiên cứu trong thí nghiệm gần đây cho thấy pseudoephedrin, một số thuốc có tác dụng giảm phù nề niêm mạc mũi, chống nghẹt mũi có thể ức chế tiết sữa. Các bà mẹ đang cho con bú vẫn nên hết sức thận trọng khi sử dụng pseudoephedrin (thường có trong thuốc trị cảm sổ mũi), đặc biệt trong những tháng cuối của thời gian cho con bú, khi nguồn sữa giảm dần.
- Thuốc làm sữa có vị đắng: metronidazol.
- Thuốc ức chế phản xạ bú của trẻ: các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương làm trẻ ngầy ngật bỏ bú.
- Thuốc kích thích tiết sữa:
+ Ở những bà mẹ bị thiếu sữa do nồng độ prolactin không đủ cao nhưng vẫn có đủ số lượng các nang tạo sữa, có thể sử dụng một số thuốc như metoclopramide, domperidone, sulpiride giúp tăng tiết prolactin từ tuyến yên và kích thích việc tạo sữa. Metoclopramide với liều thường sử dụng là 10-15 mg, 3 lần mỗi ngày.
+ Cần lưu ý thuốc chỉ có hiệu quả tăng tiết sữa ở một số người có nồng độ prolactin thấp, nếu lượng sữa không tăng sau một tuần sử dụng, các thuốc kích thích tiết sữa nên được ngừng lại. Việc ngừng các thuốc này nên được tiến hành từ từ, tránh ngừng đột ngột vì có thể gây mất sữa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong giai đoạn cho con bú cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua thuốc.
Một số thuốc tăng sự tiết sữa nhưng không dùng trong điều trị: methyldopa, haloperidol, theophylline.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất: [mecloud]jX9OXyxKzl[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua