Mẹ Đỗ Nhật Nam chia sẻ 9 trò chơi giúp con học tiếng Anh vừa vui vừa hiệu quả
Yeutretho.vn xin trích dẫn lại bài viết của chị Phan Hồ Điệp:
"Rất nhiều các bà mẹ hỏi mình nên cho con học ngoại ngữ khi nào.
Để nói chính xác một độ tuổi nào đó, mình e rằng hơi khó. Vì mọi thứ cần phù hợp với hoàn cảnh gia đình của bạn, nơi bạn đang sống và đặc biệt là với đứa trẻ của bạn.
Nhưng lời khuyên chung của mình dành cho tất cả mọi người vẫn là: Ngay từ khi con còn nhỏ, nên bồi đắp cho con, trước hết, khả năng nói tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ), sau đó, mới cho con làm quen với tiếng Anh thật “nhẹ nhàng” và tự nhiên.
Mình tiếp tục chia sẻ với các bạn những trò chơi ngôn ngữ bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, bạn nhé:
Chị Phan Hồ Điệp
1. Dán tên cho đồ vật trong nhà
Việc này vui lắm mà không mất nhiều thời gian đâu. Bạn hãy để cho trẻ nói tên đồ vật, sau đó hai mẹ con cùng làm những tờ giấy dán tên đồ vật bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Bằng cách đó, con sẽ nhanh nhớ mặt chữ hơn và nhớ cả tên đồ vật trong tiếng Anh nữa. Bạn cũng nhớ đừng chỉ làm với những đồ vật thông thường mà hãy làm với cả những đồ vật ít dùng, ví dụ: cái kẹp file, máy sấy tóc của mẹ, sạc pin điện thoại của bố…
2. Tìm các tiếng bắt vần với nhau
Bạn đặt một câu, sau đó con sẽ tìm một câu khác có tiếng bắt vần với tiếng cuối cùng của câu bạn vừa đặt. Ví dụ: Mẹ thơm vào má- Con ăn cá- Mẹ nhặt lá…
3. Lấy tiếng trong từ ghép này tạo thành một từ ghép khác. Ví dụ: Cái bàn- Bàn học- Học tập- Tập luyện…
4. Lấy chữ cái cuối cùng của tiếng này tạo thành âm đầu của tiếng khác. Trò chơi này sẽ rất thú vị nếu chơi bằng tiếng Anh. Ví dụ: Not- Tea- Apple…
5. Đoán đồ vật qua gương
Hai mẹ con cùng đứng trước gương, bạn chuẩn bị một số đồ vật, sau đó hãy đưa một phần đồ vật lên gương và cho bé đoán xem đó là gì. Trò chơi này vui lắm vì nhìn đồ vật qua gương sẽ khác với nhìn bên ngoài. Bạn cũng khuyến khích con mô tả thêm về đồ vật đó: màu sắc, hình dáng, công dụng bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh nhé.
6. Tìm từ không cùng loại
Bạn chọn ra 4 từ, trong đó có 1 từ không cùng loại. Ví dụ: rau muống, rau thơm, rau ngót, rau mùng tơi, từ nào không cùng loại. Đáp án có thể là “rau thơm” vì đó là loại rau dùng làm gia vị. Hoặc có thể là đáp án khác, miễn là có cách thuyết phục hợp lý. ( Mình có một file ghi chép những 'đề bài" kiểu này, nếu bạn thấy 'bí" để đố bé thì mình sẽ cung cấp nhé).
7. Đọc giả vờ
Trò chơi này vui nhất khi bé… chưa biết đọc. Bạn hãy đưa những cuốn sách có tranh vẽ và đố bé đọc sách cho mẹ. Bé sẽ tự nghĩ ra những câu chuyện “nhố nhăng” để đọc và bạn chỉ cần thêm thắt, kết nối để thành một câu chuyện thú vị thôi. Việc đọc giả vờ này sẽ giúp bé yêu thích sách và có cảm giác mình là người lớn thực sự vì cầm sách và đọc như thật kia mà.
8. Ra ngõ nhặt… từ
Trò chơi này là việc mở rộng vốn từ nhờ các hoạt động hàng ngày. Ví dụ, mình sẽ cho con đi siêu thị. Và mỗi hôm sẽ đặt mục tiêu khám phá một gian hàng nào đó. Ở gian bánh, sẽ cầm các gói bánh lên, đọc tên bánh, thành phần, nơi sản xuất, miêu tả về hương vị của bánh… Việc này đơn giản nhưng rất hiệu quả đấy vì con sẽ tích lũy thêm được nhiều từ mới.
9. Thi đặt câu
Các tiếng có âm đầu giống nhau, ví dụ: Chị chơi chi chi chành chành.
Các tiếng đều không có âm đầu, ví dụ: Em ăn ốc em ứ ăn ổi.
Các tiếng có thanh điệu đều là thanh ngang, ví dụ: Em đi chơi em tươi như hoa.
Các tiếng có thanh điệu đều là thanh sắc, ví dụ: Tớ hát, má tớ thích quá.
Trò chơi này hơi khó nhưng bạn cứ thử xem, bé sẽ vui lắm đó.
Còn rất nhiều, rất nhiều trò chơi nữa, mình tin bạn hoàn toàn có thể sáng tạo được.
Bạn ơi, bạn cứ cho con được phát triển ngôn ngữ một cách thuận lợi, đó sẽ là tiền đề để con làm quen với ngoại ngữ. Mọi điều rất cần sự phù hợp. Có thể bé này học ngoại ngữ từ bé xíu mà bé kia đợi lớn hơn. Không cần vội vàng đâu bạn, miễn là bé thấy thoải mái, tự tin nhưng cũng đừng đợi quá trễ vì lúc này, bé sẽ khó tiếp thu các ngôn ngữ mới hơn đấy.
Sự phù hợp cũng khiến cho bé phát triển hết năng lực vốn có của mình. Vậy nên khi thấy con đã sẵn sàng, bạn có thể đưa bé đến các trung tâm để cho con quan sát các lớp học và “trải nghiệm” xem con có thích thú và hào hứng hay không, hãy để học là vui".
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Phan Hồ Điệp kể chuyện về "Người mẹ ngố"
- Mẹ Nhật Nam chỉ 2 sai lầm của nhiều mẹ Việt khi nuôi dạy con
- Mẹ Nhật Nam chia sẻ bí quyết: Bố mẹ làm gì để giúp con 'bay'
- Mẹ Nhật Nam chia sẻ cách giúp các bà mẹ hết căng thẳng, mệt mỏi
- Xúc động câu chuyện "cha mẹ giàu nghèo" do mẹ Nhật Nam chia sẻ
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua