Mẹ Việt cần biết cách nuôi dạy con thông minh của người Do Thái
Chỉ hơn 13 triệu dân nhưng chiếm gần 40% tỷ lệ người đoạt giải Nobel, người Do Thái được xem là dân tộc thông minh nhất thế giới. Sau đây là một trong những “bí quyết” dạy con của người Do Thái mà các bà mẹ Việt cần biết:
Theo văn hóa của người Do Thái, người mẹ khi mang thai sẽ cần phải uống dầu gan cá. Họ không ăn thịt vì họ tin rằng thịt và cá khi ăn chung sẽ không tốt cho cơ thể. Salad và các loại hạt là điều bắt buộc, đặc biệt là hạnh nhân. Họ luôn cho con ăn hoa quả tươi trước bữa chính. Lý do là vì họ tin rằng việc ăn bữa chính trước rồi ăn hoa quả sau sẽ khiến các con buồn ngủ và khó tiếp thu bài ở trường.
Tất cả trẻ Do Thái đều tham gia vào các môn thể thao như bắn cung, bắn súng, chạy bộ vì họ tin rằng bắn cung và bắn súng sẽ rèn luyện cho bộ não trở nên tập trung vào cách quyết định và sự chính xác. Ở trường trung học, học sinh sẽ giảm dần việc học khoa học mà sẽ học cách tạo ra sản phẩm, đi sâu vào những kiểu bài tập thực tế như vậy. Dù một số dự án/bài tập có vẻ nực cười và vô dụng, nhưng tất cả đều đòi hỏi sự tập trung nghiêm túc đặc biệt nếu đó là những môn thuộc về vũ khí, y học, kỹ sư, ý tưởng sẽ được giới thiệu lên các viện khoa học hoặc trường đại học.
Từ khi còn nhỏ, trẻ em Do Thái đã được học đàn piano và violin, và đây là điều bắt buộc. Làm như vậy vì họ tin rằng điều này sẽ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ và sẽ khiến con họ trở nên thông minh. Cũng theo các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của âm nhạc sẽ kích thích bộ não và đó là lý do vì sao có rất nhiều thiên tài người Do Thái…
Người Do Thái quan niệm thà cho con tiền tiêu vặt định kỳ và đặt ra quy định hạn chế chi tiêu còn hơn để nó chìa tay xin tiền phụ huynh như “ăn mày”. Ở tuổi lên 6, trẻ em Do Thái đã có thể đếm được những số tiền lớn, bắt đầu học tích lũy tiền, bồi dưỡng ý thức quản lý tài sản. 7 tuổi biết so sánh số tiền mình có với giá cả hàng hóa, biết mình có khả năng mua hàng hay không. 8 tuổi trẻ biết thế nào là mở tài khoản, biết cách kiếm tiền tiêu vặt, 9 tuổi biết lập kế hoạch chi tiêu, biết mặc cả, mua bán. Khi 10 tuổi trẻ đã có khả năng tiết kiệm tiền trong sinh hoạt thường ngày để sử dụng vào những khoản chi lớn hơn. 11 tuổi, trẻ biết cách nhận biết quảng cáo, biết thế nào là giảm giá, ưu đãi. 12 tuổi trẻ biết quý trọng đồng tiền, biết tiền không dễ kiếm được. Từ 12 tuổi trở lên trẻ em Do Thái đã hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động quản lý tài sản cùng với những người trưởng thành trong xã hội.
Ảnh minh họa.
Ngoài việc dạy con sử dụng tiền một cách khoa học từ 8, 9 tuổi, phụ huynh Do Thái còn khuyến khích con lao động để kiếm tiền tiêu vặt. Nguyên tắc ở đây là để từ nhỏ trẻ đã phải hiểu rằng trên thế giới không có gì cho không mà đó là những thứ được đền đáp từ những gì mà trẻ cống hiến cho xã hội.
Người mẹ Do Thái nói rằng “phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”. Có ba điều mà người mẹ không nên làm với con là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con.
"Cha mẹ ẩn giấu 20% tình yêu đối với con để trở nên lý trí, khoa học, nghệ thuật trong cách dạy con. Ở Israel có những trường quý tộc nhưng lại đào tạo và rèn luyện cho học sinh biết được khó khăn, thử thách. Có một chỉ số được các vị phụ huynh đánh giá cao ở trẻ là AQ - chỉ số vượt khó. Càng con nhà khá giả càng cần rèn luyện chỉ số này", bà Hải Lý - Chuyên gia giáo dục, người đã trực tiếp đến Isarel - đất nước của người Do Thái để tìm hiểu về phương pháp giáo dục trẻ tại đây cho biết.
Người Israel tự đưa ra công thức cho chỉ số vượt khó AQ của họ là: 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công. (IQ:chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc). Họ tin rằng điểm số tốt nghĩa là trường học tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp sẽ có công việc tốt, nhưng công việc tốt khác với người có sự nghiệp thành công.
Những bà mẹ Do Thái luôn nhớ một câu châm ngôn “Con lừa thồ sách”, ý muốn gửi một thông điệp tới các con rằng: “Nếu chỉ đọc sách mà không ứng dụng nó trong cuộc sống thì cũng chỉ là trí tuệ chết mà thôi”.
Và vì thế, người Do Thái coi làm việc nhà là dạy trẻ cơ hội sinh tồn cơ bản. Theo một nghiên cứu của Tạp chí giáo dục Gia đình tại Israel thì tỷ lệ thất nghiệp của người không biết làm việc nhà cao hơn 15 lần người biết làm việc nhà, thu nhập bình quân của họ cũng thấp hơn 20% so với người thạo việc gia đình. Họ dạy con làm việc nhà từ nhỏ, tùy theo lứa tuổi, và thông thường, trẻ 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân.
“Người Do Thái có câu nói nổi tiếng là ‘bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con’ ý nói hãy chỉ hướng dẫn, tư vấn cho con, đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc. Tuyệt đối không rơi vào căn bệnh 421 (4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ) vì điều đó chẳng khác cha mẹ sẵn sàng là nô lệ của con và chỉ đầu độc con mà thôi”, bà Hải Lý chia sẻ.
Ảnh minh họa.
Đồng quan điểm này, bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Israel tại Việt Nam cho rằng, trong thế giới đầy biến động hiện nay, việc giáo dục con luôn cần sự điều chỉnh và đầu tư lâu dài. Theo bà, ở bất kỳ đâu trên thế giới, cha mẹ và giáo viên luôn là hình mẫu gần gũi của trẻ, vì thế có mối liên hệ tự nhiên, ý nghĩa giữa cha mẹ và con cái. Việc giáo dục trẻ ngày nay phức tạp hơn trước đây nhiều. Thế giới ngày nay thay đổi chóng mặt và người làm cha mẹ đôi khi không bắt kịp. Trẻ có thể tiếp cận với nhiều thông tin, có khi đi trước bố mẹ một bước, chúng ngày càng độc lập và phụ huynh không thể áp đặt, nhưng vẫn phải giữ vững vị trí là người đi đầu, hướng dẫn.
Bà cho rằng không một phương pháp giáo dục nào có thể áp dụng cho tất cả trẻ. Bản thân bà có 3 người con, con trai đầu 13 tuổi, con gái thứ hai 8 tuổi và cậu út 5 tuổi, và cũng không thể dạy các con giống nhau vì mỗi bé có một cá tính và khả năng nhận thức khác nhau. Nhưng có một điều chung cần thực hiện là các con đều cần được tôn trọng. Bố mẹ khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng riêng, có thể ra ngoài những khuôn mẫu thông thường, thậm chí tranh luận với người lớn. Khuyến khích con đặt câu hỏi để giúp con luôn sáng tạo, linh động... "có lúc tôi cũng thấy hối hận khi không thể thoát ra quanh những câu hỏi bất tận của con", bà Shahar đùa vui. Bà cũng động viên con tham gia các hoạt động ngoại khóa để trẻ phát huy các thiên hướng và những sở trường của mình.
“Khen ngợi con cũng rất cần thiết, khi con được điểm cao, lúc con thể hiện là một người bạn tốt ở trường... Với trẻ, thất bại cũng quan trọng. Phải để trẻ thử điều mới, phải biết liều lĩnh, để trẻ hiểu rằng không phải mọi điều đều thành công. Khi con làm sai, không phán xét trẻ, để trẻ học hỏi từ thất bại của chính mình và tìm ra cách có thể làm khác vào lần sau”, bà nói.
"Trẻ em ngoài nghĩa vụ còn có các quyền lợi: được tôn trọng, được thất bại, được có ý kiến. Nên đặt trách nhiệm cho con nhưng chỉ vừa sức vì trẻ con luôn cần được vui chơi. Bố mẹ tạo điều kiện tốt nhất cho con, ai cũng muốn con cái thành công nhưng chỉ là người tư vấn, khuyên bảo chứ không ép buộc", bà Shahar chia sẻ.
THƯƠNG THƯƠNG (Tổng hợp)/ Theo ĐSPL
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua