Mẹ Việt ở Đức tiết lộ lý do chưa bao giờ phải dùng điện thoại dỗ con
Nhiều người ngạc nhiên khi biết hai con, một 11, một 8 tuổi của chị Phan Hà Anh, bà mẹ quê Hải Phòng đang sống tại Đức, không hào hứng gì với smartphone và iPad. Đồ điện tử của mỗi bạn là một chiếc radio để nghe sách nói và âm nhạc. Bài viết dưới đây là chia sẻ của chịvề cách giúp con không sa đà vào đồ công nghệ trong 10 năm đầu đời:
Khi nhận được giấy báo kết quả Sophie-Linh được vào cấp 2, mẹ trích tiền lương, thưởng ngay cho con một cái điện thoại. Con bé thủ thỉ: "Mami, hiện giờ con chưa cần đến đâu, khi nào con bắt đầu đi học thì con sẽ dùng để liên lạc". Mỗi lần thấy mẹ chọc chọc cái điện thoại, hai đứa con tôi tò mò ghé vào xem, xong rồi thôi, chẳng hào hứng gì. Bọn trẻ thường bảo tôi: "Mami chơi trò gì mà chán chết, đi ra ngoài chơi với tụi con đây này". Rồi đứa kéo chân, đứa kéo tay mẹ đi.
Hai con của chị Phan Hà Anh, Sophie-Linh vừa đón sinh nhật thứ 11 và Tim-Long, 8 tuổi, thường xuyên hoạt động ngoài trời và dửng dưng trước các thiết bị điện tử. Ảnh:Phan Hà Anh.
Không ít các bạn cùng lớp tuổi của Sophie-Linh và Tim-Long sử dụng điện thoại nhoay nhoáy, chơi game, xem phim, có thể nói là nghiện luôn... nhưng các con tôi cứ dửng dưng. Bởi vì những vật đó chưa cần thiết trong thế giới của hai đứa.
Đừng trách trẻ con khi thấy chúng suốt ngày cắm đầu vào điện thoại, lỗi đó đầu tiên thuộc về người lớn. Điện thoại bây giờ như một công cụ để dỗ dành trẻ con. Ngay từ khi đứa trẻ bắt đầu bập bẹ, khi nó khóc, mẹ hoặc bố lập tức dứ dứ cái điện thoại đầy sắc màu vào mặt con. Lạ lẫm trước một vật đầy màu sắc với các hình thù chuyển động, trẻ tò mò và nín khóc ngay lập tức. Cứ thế, theo thói quen, mỗi khi khóc, trẻ lại được quẳng cho cái điện thoại.
Hai con tôi ngay từ khi sinh ra đã lẽo đẽo theo mẹ như một cái đuôi. Mẹ nấu cơm, con ngồi lê la dưới đất, mẹ vứt cho củ cà rốt hay cái bánh mì để gặm, mẹ đưa cho quyển sách để giải trí, khi khóc, mẹ bế đặt lên thành bếp chơi ú òa một lúc là hết. Khi tôi dọn dẹp, giặt đồ thì phát cho chúng cái giẻ lau để lau cùng mẹ.
Việc chăm con là của bố mẹ, đừng bao giờ dùng điện thoại để cho tụi nhỏ im và mình làm cho được việc. Tụi nhóc và việc ăn vạ của chúng thuộc vào những công việc thường ngày của chúng ta, nên đừng coi việc ăn vạ, khóc lóc của trẻ quấy rầy đến những việc khác. Khi đi gặp gỡ bạn bè, hãy chọn lúc tụi trẻ đi học hoặc nhờ người trông, đừng mang con đi cùng rồi quẳng cho cái điện thoại để trẻ trật tự còn mình rảnh tám chuyện.
Chị Phan Hà Anh cùng chồng người Đức và hai con. Ảnh: Phan Hà Anh.
Nguyên tắc bất di bất dịch của nhà tôi là khi ăn phải tắt TV, máy tính. Ngay từ khi sinh ra, hai đứa đã được nghiêm khắc cảnh cáo: Đây là điện thoại của bố, đây là máy tính của mẹ, các con không được nghịch vào. Tuyệt đối cấm. Lúc đầu, chúng chỉ loanh quanh, luẩn quẩn ngửi ngửi như cún con, sau rồi bị cấm riết nên chán, chẳng còn hứng thú gì nữa.
Buổi tối, tôi đọc sách cho các con trước khi đi ngủ. Như bao đứa trẻ con khác, chúng rất thích nghe chuyện ngày xưa của mẹ. Bố mẹ phải vận dụng hết khả năng để thần thánh hóa những câu chuyện từ thưở xa xưa của mình. Khi các con lớn dần lên, hai vợ chồng tôi mua cho mỗi đứa một cái radio để nghe sách nói và âm nhạc. Hai đứa đi học buổi sáng, buổi chiều ở bán trú hoặc học thể thao, buổi tối làm bài tập và được phép xem hết thời sự trên kênh dành cho trẻ em rồi đi ngủ. Cuối tuần các con tự dọn dẹp phòng ốc cùng với bố. Hầu như chủ nhật nào cả nhà cũng đi chơi cùng nhau. Nói chung, chúng không có thời gian dành cho điện thoại.
Bây giờ hai đứa lớn rồi, bắt đầu làm quen với máy tính, mẹ hướng dẫn cho Sophie-Linh viết truyện, bố chỉ cách cho nàng làm dự án, mẹ tìm cho Tim-Long vài video ca nhạc. Các con chỉ được dùng khi mẹ cho phép và dưới sự quản lý chặt chẽ của mẹ... Mọi thứ đều bắt đầu một cách từ từ và chậm rãi. Mặc dù hiện tại đã có điện thoại riêng nhưng Sophie-Linh cũng chỉ dùng để nhắn tin cho bố mẹ rằng con về muộn hay lịch học thay đổi.
Thiết nghĩ dành thời gian cho con, giúp chúng thoát khỏi việc chìm đắm trong cái thế giới màn hình điện thoại không hề khó khăn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
12 cách dạy con của vợ chồng Hoàng tử William cha mẹ nào cũng nên học hỏi
- Vì sao cha mẹ nên dừng ngay câu nói vô tác dụng 'Cẩn thận đấy con!'
- 3 bí mật trong cách dạy con của Bill Gates mà mọi cha mẹ nên biết
- Quan điểm dạy con khác biệt của Jack Ma khó ai có thể tin được
Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua