Mẹo chữa khỏi bệnh da chân, tay bong tróc mùa đông
PGS.TS Trần Lan Anh, nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn Da liễu Trường Đại học Y Hà Nội cho cho biết trên báo Gia đình và Xã hội, á sừng là một trong các biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa, nó gây thương tổn ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân.
Đây là căn bệnh ngoài da khá phổ biến, nó gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh, bởi những vùng da bị bệnh sẽ có triệu chứng khô ráp, thậm chí bong tróc, sau đó có thể nứt nẻ gây đau đớn hoặc chảy máu, mất thẩm mỹ.
Bệnh này có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Vào mùa đông, thời tiết hanh khô bệnh á sừng có điều kiện tái phát và phát triển. Khi độ ẩm trong không khí thấp, tình trạng nứt nẻ càng nặng thêm, phần da bệnh dễ bị nứt toác ra, rớm máu, đau đớn, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Nếu tiếp xúc với các chất tẩy rửa, các loại xăng dầu, hóa chất... da dễ dàng tróc vẩy.
Theo BS Nguyễn Thành, nguyên Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Da liễu Trung ương) bệnh này có yếu tố di truyền. Những người hay mắc bệnh nhất là người có thành viên trong gia đình có cơ địa dễ dị ứng hoặc những người do nghề nghiệp, công việc phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa bát, nước cọ nhà vệ sinh... Những tác nhân này làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Một số mẹo chữa trị bệnh da chân, tay bong tróc:
Dùng kem dưỡng ẩm sau khi rửa tay
Nếu bạn bị bong tróc da tay do da quá khô, cách tốt nhất để chữa bong tróc da tay hiệu quả là sử dụng kem dưỡng ẩm sau mỗi lần rửa tay. Loại kem dưỡng ẩm làm từ các nguyên liệu từ thiên nhiên hoặc tinh dầu thì càng có lợi cho da của bạn.
Dầu ô liu
Dầu ô liu có chứa hàm lượng omega 3 và nhiều axit béo cần thiết khác có lợi cho da cũng như sức khỏe của bạn. Thêm một ít tinh dầu ô liu vào nước rửa tay của bạn hàng ngày hoặc massage bàn tay với dầu ô liu sau khi rửa tay có thể giúp tay bạn luôn được dưỡng ẩm và nuôi dưỡng tốt và ngăn chặn da tay bị khô và là một cách chữa bong tróc da tay hiệu quả.
Yến mạch
Một nguyên liệu sẵn có trong nhà bếp nữa có thể chữa bong tróc da tay hiệu quả đó là yến mạch. Cho một ít yến mạch vào trong một chậu nhỏ nước ấm rồi dùng để ngâm tay có thể tẩy bỏ các bụi bẩn và tế bào da chết, mà trong trường hợp này là các mảng da bị bong tróc.
Sau đó bạn có thể thoa một ít kem dưỡng ẩm lên tay và massage nhẹ nhàng. Làm như vậy vừa giúp loại bỏ tế bào da chết vừa giúp tay mềm, mịn màng mà vẫn được dưỡng ẩm thường xuyên.
Sữa
Sữa từ lâu đã được biết đến như là một sản phẩm dưỡng ẩm và nuôi dưỡng da rất tốt và là một thứ thức uống tuyệt vời và nhiều dinh dưỡng. Bạn có thể uống một cốc sữa ấm với mật ong mỗi tối trước khi đi ngủ để giữ ấm cho cơ thể và giúp bạn ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, ngâm tay vào sữa ấm và mật ong có thể giúp chăm sóc và chữa bong tróc da tay hiệu quả.
Lô hội
Để chữa bong tróc da tay hiệu quả, bạn có thể lấy lá lô hôi, cắt đôi để lấy phần gel bên trong và bôi lên vùng da tay bị bong tróc. Những chất có trong lô hội sẽ giúp làm mát, dưỡng ẩm và làm giảm viêm nhiễm cho da tay bạn.
Chuối
Hỗn hợp chuối và sữa chua không đường có thể được bôi lên vùng da tay bị bong tróc để dưỡng ẩm, tẩy tế bào da chết, giúp tái tạo tế bào da mới hiệu quả. Ăn chuối hàng ngày cũng là một cách tốt để cung cấp kali, muối và vitamin cần thiết cho cơ thể.
Mật ong
Giống như dầu ô liu, mật ong cũng được biết đến là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Để chữa bong tróc da tay hiệu quả, bạn có thể dùng hỗn hợp sữa và mật ong ấm để ngâm và bôi lên tay hoặc vùng da bị bong tróc. Uống sữa và mật ong ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng là một cách giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da bạn từ sâu bên trong. Ngoài ra, hỗn hợp mật ong, bột đàn hương và nước hoa hồng khi được thoa lên tay cũng là một cách chữa bong tróc da tay hiệu quả.
Với một vài cách chữa bong tróc hiệu quả trên, chắc chắn tay bạn không còn bị bong tróc mà còn trở nên mịn màng, căng mịn và trắng hồng hơn.
PGS. TS. Trần Lan Anh khuyên, cần lưu ý các biện pháp hạn chế sự khởi phát hoặc bệnh nặng hơn như:
- Tuyệt đối không bóc vảy da, chà xát kỳ cọ vùng da thương tổn quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải vì trà xát mạnh càng làm tổn thương lớp sừng khiến quá trình bong da sau đó còn mạnh mẽ hơn.
- Không tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng, dầu... Hạn chế giặt quần áo, lau nhà, rửa bát. Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối... Nếu nhất thiết phải làm công việc này, nên mang găng tay bảo vệ. Tuy nhiên, lưu ý: găng tay bằng nhựa dẻo sẽ ít gây phản ứng dị ứng hơn là găng cao su; không đeo găng trong thời gian dài nhất là khi ra mồ hôi có thể kích thích bệnh nặng thêm.
- Luôn giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm, nhất là vào mùa đông vì thời tiết hanh khô càng làm da thô ráp, nứt nẻ hơn. Bôi kem dưỡng ẩm trước khi làm việc hoặc sau khi rửa tay.
- Cắt ngắn móng tay, chân và giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Tuyệt đối không gãi ngứa vì có thể kích thích nổi nhiều thương tổn hơn, dễ gây nhiễm trùng.
- Tránh ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng, thịt gà...
- Thay đổi môi trường sống, môi trường làm việc nếu thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất.
- Tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều vitamin C, E như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt... Thực tế cho thấy đại đa số người bệnh đều là người ít ăn rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video được xem nhiều nhất: [mecloud]QxeyExVLEf[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua