Dòng sự kiện:

Mẹo giữ nguyên chất dinh dưỡng khi chế biến thức ăn cho con

23:00 06/11/2015
Thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng do quá trình chế biến chưa được khoa học nên mẹ vô tình làm mất đi nhiều vi chất quan trọng trong món ăn của con.

 

 

 

[mecloud]lRU8qLOZFN[/mecloud]

Điều quan trong đầu tiên để đảm bảo được chất dinh dưỡng trong món ăn đó là mẹ phải quan tâm từ khâu lựa chọn thực phẩm.

Mẹ nên lựa chọn thực phẩm tươi ngon nhất. Với các loại rau, củ, bạn nên mua vào buổi sáng, đặc biệt khi vừa được người bán thu hái rất lý tưởng vì lúc đó, rau củ là tươi ngon và nhiều dinh dưỡng nhất.

Khi mua về, chưa chế biến ngay thì bạn cần bảo quản rau củ cho bé ở tủ lạnh để giảm thiểu thất thoát vitamin C.

Lưu ý, với những loại thực phẩm như dưa chuột, bí ngô, khoai tây hay cà chua… sẽ mất đi các giá trị dinh dưỡng khi được giữ lạnh và chịu đựng tủ lạnh rất kém, do đó, tốt hơn cả là nấu chín các loại rau, củ, quả này trước khi để vào tủ lạnh (khoai tây nghiền, sốt cà chua...) hoặc bảo quản chúng trong nhiệt độ phòng thích hợp.

Thứ hai, quá trình sơ chế, mẹ nên rửa rau củ dưới vòi nước chảy, không nên ngâm ngập rau quả trong chậu nước, như vậy, bạn sẽ tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất tan biến vào trong nước.

Thứ ba, đối với một số món ăn nguyên bản tức là không qua xào hay quay, mẹ nên chọn cách hấp rau củ hơn là cách luộc vì vitamin ít bị mất theo cách này.

Để giữ vitamin C, cần dùng rau quả rửa rồi mới gọt - thái, và thái rồi cần nấu ngay, nấu nhanh và sau đó ăn ngay.

Cần nấu rau quả trong thời gian ngắn nhất có thể, khi rau chín vừa là đủ. Lâu quá sẽ khiến vitamin trong rau củ bay hết.

[mecloud]UFhcnRO9AT[/mecloud]

Một số lưu ý để giữ được lượng dinh dưỡng trong thực phẩm

- Thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh nên được bọc kín để không bị trộn lẫn với các hương vị của thực phẩm khác.

- Rau quả không nên nấu quá chín vì khi đó, các chất dinh dưỡng nhận được từ rau sẽ ít hơn. Rau quả tươi chỉ cần nấu nhanh và không cần thiết cho nhiều gia vị, nêm vừa ăn là tốt.

- Nên nhớ các loại rau xanh lá không nên nấu chung với chanh hoặc me (có chứa axit) vì sẽ làm giảm sự hấp thụ dinh dưỡng từ rau.

- : Cần phải nấu cá không dưới 8-10 phút (đã cắt thành miếng nhỏ), hay nguyên con (từ 500g trở lên) không dưới nửa giờ. Nên cho cá vào nước sôi, sau đó hạ lửa nhỏ xuống ngay. Khi rán, nên tẩm bột để cá không bị chảy mất nước. Cần theo dõi để không rán quá lâu làm cho protein trở nên cứng và mất giá trị dinh dưỡng. Tốt hơn hết, nên rán cá ở cả hai mặt cho đến khi có vỏ vàng, sau đó nướng tiếp trong lò nướng 5-7 phút.

- Sữa: Không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần, nếu không protein trong sữa sẽ bị phân rã và các vitamin bị phá hủy. Khi nấu sôi sữa, không giữ trên lửa quá 1-2 phút. Khi nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau... với sữa, trước hết cần nấu những thứ đó trong nước lạnh cho tới chín, sau mới đổ sữa tươi vào, đun tiếp đến sôi và bắc ra ngay.

- Thịt: Nếu giữ thịt đông trong tủ lạnh, thì cần để tan trong vòng 2-3 giờ ở nhiệt độ trong phòng. Không cho thịt vào nước nóng vì nước trong thịt sẽ bị mất, cùng với nó các protein có giá trị cũng tiêu hao.

- Hạt: Các loại hạt ít mất chất dinh dưỡng nhất nhưng cũng không nên nấu trong thời gian lâu. Bột mì chỉ nấu trong 10-15 phút; gạo, lúa mì trong 30-40 phút. Nên ngâm hạt đậu xanh, đậu Hà Lan trong nước lạnh khoảng 2 giờ, sau đó đổ nước đó đi, cho vào nước lạnh mới và nấu.

- Muối: Cho muối vào khoai tây nấu cả vỏ ngay từ đầu, nhưng đối với khoai tây rán thì chỉ cho muối khi đã rán gần xong.

Cho muối vào súp rau khi rau đã chín. - Cho muối vào rau trộn ngay trước khi đưa lên bàn ăn. Nếu như cho muối vào từ trước, rau sẽ bị mất nhiều nước.

Cho muối vào nước nấu thịt 30 phút trước khi nấu xong.

Cho muối vào cá lúc bắt đầu nấu.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]HSm6c15Uvh[/mecloud]