Mẹo giúp giảm dị ứng cho con khi ăn dặm mẹ nên biết
Mẹ nên chọn đúng thời điểm để cho con ăn dặm
Các mẹ chỉ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm vào thời điểm trẻ được 6 tháng tuổi. Tránh cho trẻ ăn dặm quá sớm. Một số mẹ mong con “cứng cáp”, từ tháng thứ 4-5 đã nôn nóng cho con ăn dặm. Thậm chí, có người còn vô tình cho trẻ ăn những món vốn chỉ được ăn sau khi trẻ đã tròn 12 tháng tuổi.
Chọn thời điểm ăn dặm sai không chỉ gây tác hại tức thời (trẻ tiêu hóa không được, dị ứng) mà còn để lại hậu quả lâu dài về sau.
Mẹ cũng không nên để bé ăn dặm quá muộn (đến 7-8 tháng hoặc hơn mới cho ăn dặm). Vì giai đoạn sau 6 tháng, nhu cầu năng lượng của trẻ sẽ tăng nhanh. Nếu chỉ có sữa mẹ thì không đủ đáp ứng nữa nên trẻ sẽ còi cọc, chậm phát triển. Nguồn sắt từ sữa mẹ lúc này không bù đắp nổi cho trẻ nên những trẻ ăn dặm quá muộn có thể gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Mẹ cần chọn đúng thời điểm ăn dặm và lụa chọn loại thực phẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Cho ăn dặm đúng cách để giảm dị ứng cho trẻ
– Thời điểm này, mẹ vẫn duy trì cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần.
– Khi bắt đầu ăn dặm, trẻ cần được cung cấp đủ các nhóm thực phẩm: Đạm, tinh bột, chất béo, vitamin – khoáng chất.
– Mẹ lưu ý nấu cháo cho con chỉ sử dụng gạo tẻ, gạo tám, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn). Tuyệt đối không trộn thêm bất cứ thứ gì khác ngoài gạo trong giai đoạn đầu ăn dặm như hạt sen, đậu xanh… vào cháo, vì dễ gây cảm giác khó ăn và khó tiêu cho trẻ.
– Nên tranh thủ thời gian tự nấu cháo, bột cho con ở nhà. Tránh mua và cho trẻ ăn thường xuyên các loại bột nấu sẵn, cháo nấu sẵn, bún, phở… bán ngoài hàng quán. Vì hệ tiêu hóa của trẻ lúc này rất non nớt, rất dễ dị ứng với những loại phụ gia mà người bán có thể đã thêm vào.
– Với nhóm chất đạm, mẹ cần ghi nhớ thuộc lòng một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Ban đầu, khi mới ăn dặm, nên cho trẻ ăn thịt nạc heo, gà, lòng đỏ trứng. Nhớ là lòng trắng trứng chỉ cho ăn khi trẻ trên 1 tuổi. Trẻ sang tháng thứ 7-8 mới cho ăn thịt bò, cá, tôm, cua. Với tôm, cua… (hải sản nói chung), chỉ cho trẻ trong nhóm có nguy cơ dị ứng cao ăn thử chừng nửa muỗng cà phê, xem phản ứng cơ thể của trẻ. Nếu thấy an toàn, bình thường, trẻ tiêu hóa tốt, không xảy ra các dấu hiệu dị ứng thì lần sau tăng dần lên 1 muỗng cà phê, rồi cứ thế tăng lên.
Theo Gia đình Việt Nam
- 6 thực phẩm người bị viêm mũi dị ứng không nên ăn
- Những hình ảnh cho thấy nỗi khổ của cha mẹ có con dị ứng thức ăn
- Bác sĩ mách cách nhuộm tóc không lo dị ứng, phù nề
- Trẻ nhỏ bú tay, cắn móng tay ít bị dị ứng khi trưởng thành?
- Những hình ảnh cho thấy nỗi khổ của cha mẹ có con dị ứng thức ăn
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua