Mẹo giúp mũi không bị khô, đau trong mùa lạnh
Theo BS Nguyễn Tuyết Mai, nguyên BS Bệnh viện Tai - Mũi- Họng Trung ương, sở dĩ nhiều người hay bị trong mùa lạnh là do lớp niêm mạc mũi rất mỏng, dễ bị tổn thương.
Khi gặp thời tiết lạnh và khô, lớp mao mạch trong niêm mạc bị khô, co lại, nên dễ bị đau rát thậm chí chảy máu.
Khi thời tiết hanh khô, nên tăng cường uống nhiều nước để hạn chế việc cơ thể bị thiếu nước dẫn đến tình trạng da bị khô.
Hơn nữa, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm (máy phun sương) tại nơi ở và nơi làm việc để tăng độ ẩm cho mũi, giảm tình trạng bị khô.
Hạn chế lưu thông tới những nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm. Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài đường vừa giúp mũi đỡ bị lạnh, khô vừa bảo vệ mũi trước nguy cơ bị bụi bẩn tấn công.
Ngoài ra, có thể dùng các loại tinh dầu như hạnh nhân, dầu dừa, dầu mè… để làm hạn chế tình trạng bị khô mũi.
Đây là những tinh dầu rất giàu vitamin E cùng một số vitamin khác, các acid béo thiết yếu và khoáng chất. Chúng có tác dụng như chất làm mềm, giữ ẩm cho da.
Bên cạnh những liệu pháp chăm sóc bên ngoài, cần tăng cường ăn nhiều hoa quả, những loại giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, táo... sẽ rất tốt cho làn da trong mùa khô hanh.
Tránh kích thích bên ngoài
Các tác nhân bên ngoài môi trường như nhiệt độ, khói bụi, khí độc hại là nguyên nhân khiến cho mũi bị tổn thương và xuất hiện viêm mũi viêm xoang.
Vì vậy, các bạn cần có biện pháp phòng tránh, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân này bằng cách đeo khẩu trang, giữ ấm cho vùng mũi bằng khăn khi đi ra ngoài vào thời tiết lạnh.
Không ngoáy mũi
Ngoáy mũi là một thói quen xấu không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn gây hại cho sức khỏe nhưng vẫn đang tồn tại ở rất nhiều người.
Hành động này có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu, dẫn đường cho vi khuẩn xâm nhập.
Cải thiện lưu thông trong mũi
Các bạn có thể thực hiện phòng tránh các bệnh này bằng cách rửa mặt bằng nước lạnh, masage mũi, xông hơi mũi bằng thảo dược dịu nhẹ, luyện tập thể dục, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
Không nên cắt hết lông mũi
Cắt tỉa lông mũi là thói quen của nhiều người vì nghĩ rằng chúng gây mất thẩm mỹ.
Tuy nhiên, bạn có biết, những sợi lông mũi cũng có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các tác nhân từ bên ngoài như khói bụi vào sâu bên trong lỗ mũi. Vì vậy, chúng có vai trò như một hàng rào chắn quan trọng.
Hỉ mũi (xì mũi) đúng cách
Các bạn lưu ý không nên xì mũi quá mạnh hay bóp mũi nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chức năng của mũi, gây khô mũi.
Bạn nên xì mũi nhẹ nhàng, tiến hành lần lượt đối với từng ống mũi, lần đầu thổi vào một bên, lần hai thổi phía bên kia.
Chú ý vệ sinh và rửa mũi (đặc biệt với trẻ nhỏ)
Vệ sinh cho mũi sạch sẽ là điều cần thiết và quan trọng hàng đầu giúp bạn tránh được sự tác động của các yếu tố bên ngoài nên nên các bệnh về mũi.
Khi thực hiện vệ sinh mũi, các bạn không chỉ dùng khăn mặt, rửa bên ngoài mà còn phải rửa từ bên trong.
Bạn chú ý, nhẹ nhàng rửa hốc mũi vì đây là nơi vi khuẩn tập trung nhiều. Vệ sinh đúng cách vừa giúp loại bỏ bụi bẩn mà không làm cho mũi bị tổn thương.
Theo VOV
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua