Một số lưu ý dinh dưỡng cho các bé ngày Tết
Hạn chế bánh kẹo
40-50g mứt, hoặc 14 viên kẹo trái cây, hoặc một lon nước ngọt cung cấp năng lượng bằng cả bát cơm. Nếu cha mẹ lơ là, trẻ sẽ ăn uống theo sở thích, ham bánh kẹo, nước uống có gas, thức ăn giàu chất béo. Đồ ăn vặt lấp đầy dạ dày, khiến bé bỏ bữa chính, biếng ăn cơm, gây hại sức khỏe và giảm đề kháng. Hậu quả là trẻ béo phì sẽ tăng cân sau Tết, còn trẻ thấp còi thì ngày càng teo tóp hơn.
Cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn bánh kẹo, chỉ thưởng thức chút ít sau các bữa chính. Các loại thực phẩm giàu năng lượng như bánh chưng, món chiên rán, chả giò, lạp xưởng chế biến sẵn... nên ăn chừng mực.
Hạn chế đồ uống có ga
Ngày bình thường đồ uống có ga đã không tốt vì quá nhiều đường và ngày Tết lại càng nguy hiểm hơn. Nó sẽ làm hao hụt điện giải và mất năng lượng khiến con thêm mệt mỏi.
Mẹ nên cho con uống nhiều nước, các loại nước lọc và trái cây để bù lại lượng nước và năng lượng đã mất đi trong quá trình di chuyển, đùa nghịch nhiều.
Đậu phộng, hạt dưa
Là thực phẩm có mặt nhiều trong ngày Tết của mỗi gia đình và trẻ rất thích măm măm. Dù chứa hàm lượng chất béo cao nhưng các loại hạt này lại có thể làm tăng lượng đờm khi cho trẻ ăn, khiến các cơn ho càng nặng thêm. Bởi thế, mẹ cũng hạn chế cho trẻ ăn những loại hạt này ngày Tết.
Ăn đúng giờ, đủ bữa
Nhiều cha mẹ bận rộn ngày Tết hoặc gặp di chuyển về quê xa, mà xuề xòa chuyện ăn uống đúng giờ, đủ bữa của con. Phụ huynh cần duy trì thời gian biểu 3 bữa càng giống ngày thường càng tốt. Giờ giấc đảo lộn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé "biểu tình".
Bữa sáng nên ăn trước 8h. Bác sĩ Nguyệt gợi ý thực đơn bữa sáng dễ làm cho trẻ nhỏ với miến gà và đu đủ chín. 11h30 trưa dùng cơm, súp, gà rô ti, trái cây, tráng miệng sữa chua và chút bánh mứt sau cùng. 19h dùng cơm chiều, bò xào khoai tây, canh mướp lòng gà, nho.
Với trẻ lớn, bữa sáng có thể nấu hủ tiếu thịt với giá, hẹ; hoặc miến xào cua, cà rốt, bông cải; hoặc bánh tét kèm dưa kiệu, salat dầu dấm và trái cây. Trưa và tối ăn cơm với canh giò nấu măng, vài miếng chả lụa hoặc chả giò. Nếu nhà có tiệc làm nhiều món mặn như nem, chả, thịt đông, gà quay, cá hấp…, thì chỉ nên ăn mỗi thứ miếng nhỏ; dùng thêm rau củ quả luộc, cà chua, dưa leo, trái cây.
Uống nhiều nước
Tết trùng với thời điểm giao mùa đông - xuân ở miền Bắc và đợt hanh khô ở miền Nam. Trẻ không chỉ mất nước vì thời tiết, mà còn bởi tâm lý lơ là, lười uống nước, ham rượu bia của cha mẹ. Vì vậy, phụ huynh nên nhắc trẻ uống đủ nước lọc, trái cây ép; hạn chế nước ngọt và bim bim, bánh kẹo gây háo.
Giới hạn số lượng
Tất nhiên, bạn không thể cấm trẻ ăn bánh kẹo trong ngày Tết nhưng mẹ có thể hạn chế số lượng. Cũng không nên cho trẻ ăn bánh kẹo gần bữa ăn chính bởi trẻ sẽ không thể ăn được cơm vì quá no.
Đối với những trẻ thừa cân, béo phì, hãy hạn chế bánh kẹo và cho con ăn nhiều loại trái cây ít ngọt như thanh long, bưởi, cam…
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cách uống rượu bia ngày Tết không say, không hại gan
- Méo mặt đi Uber, Grab ngày Tết vì giá cước cao ngất
- Cách phòng tránh và xử trí ngộ độc thực phẩm ngày Tết
- Thực đơn ngày Tết giữ gìn sức khỏe của MC Huyền Ny
- 4 cách chống nhăn da mặt ngày Tết cho bạn làn da căng mịn như ý
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua