Một số món ăn được cảnh báo có nguy cơ nhiễm sán cao
Bệnh giun sán có rất nhiều loại, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá gan lớn, giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó/mèo, amíp, sán máng, sán gạo heo và sán lá phổi (Paragonimus).
Trong đó, mỗi loại sẽ gây một sức tàn phá khác nhau trong cơ thể. Chúng có thể ăn lên não, cơ tim, mắt hoặc chỉ gây ngứa, mủ và viêm da. Biểu hiện rõ ràng dễ nhận thấy nhất khi bị giun sán là ngứa da.
Khi xâm nhập vào cơ thể người, chúng không phát triển ngay thành những con giun nhỏ, mà tiếp tục tồn tại dưới dạng ấu trùng, hình thành những khối u di chuyển được trong da và mô mềm, thường xuất hiện ở mặt, mu bàn tay, lưng, mông, bụng…
Khối u này dần chuyển thành một nốt nhỏ hoặc một khối phù nề, gây ra những tổn thương đối với hệ thần kinh trung ương như làm rối loạn tri giác, liệt nửa người, hôn mê.
Ngoài ra, ấu trùng trong lươn còn có thể di chuyển vào nội tạng như gan, phổi, gây đau bụng, ho, đau ngực, khó thở. Nếu chúng di chuyển vào mắt thì sẽ gây xuất huyết, giảm thị lực, dẫn đến mù lòa. Còn khi chúng chui vào hốc tai, hốc mũi sẽ gây ra hiện tượng nhức tai, viêm mũi.
Giun sán thường ẩn chứa trong nhiều món ngon dùng trong bữa ăn hàng ngày mà chúng ta không hề biết:
Tiết canh tươi sống
Nhiều địa phương ở nước ta có thói quen ăn sống tiết động vật dưới dạng chế thành “món tiết canh” và món ăn này nhanh chóng trở thành món khoái khẩu của nhiều người từ đồng bằng đến miền núi. Phổ biến nhất là tiết canh lợn, dê, chó, vịt, ngan, ngỗng.
Tuy nhiên, tiết tươi sống chứa nhiều vi khuẩn, virut, trứng và ấu trùng giun sán; nó còn là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển. Ăn món ăn này rất nguy hiểm như nhiễm liên cầu lợn (Streptococus suis), ấu trùng giun xoắn trong tiết canh lợn, virut dại (Rabies virus) khi ăn tiết canh chó, virut cúm gia cầm (A/H5N1, H5N6, H7N9…) khi ăn tiết canh vịt,gà… Đây đều là những căn bệnh vô cùng cùng nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong rất cao.
Ngược lại, tiết nấu chín đã diệt hết vi khuẩn, virut, ký sinh trùng lại là thực phẩm rất tốt và bổ dưỡng. Trong tiết nấu chính có chất sắt dạng “hem”, albumin và các protein (trong thức ăn thì sắt dạng hem ở động vật có khả năng hấp thụ cao hơn sắt có trong thực vật).
Phủ tạng, thịt lợn không được nấu chín
Không chỉ tiết canh mà phủ tạng, thịt lợn không được nấu chín vẫn còn tồn tại ấu trùng sán lợn. Trong số các loại giun sán thì sán dây lợn là loại sán ký sinh nguy hiểm nhất bởi khi xâm nhập vào cơ thể con người thì vị trí hay gặp nhất là mắt và não người và có thể dẫn đến tử vong.
Thịt trâu, bò tái
Thịt tái chính là nguồn gốc của sán dây bò, một loại sán cực kỳ nguy hiểm. Ngoài ra, sán lá gán lớn ký sinh chủ yếu ở động vặt ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu… và gây bệnh ở người. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở trâu bò là từ 31 đến 98%, vì vậy cho trẻ ăn ăn thịt bò nhúng, tái quả là mối nguy hại khôn lường.
Ấu trùng sán lá gan lớn có thể di chuyển ra ngoài gan, sán non có thể di chuyển đến khớp, não, đại tràng, dưới da khiến bệnh rất khó chẩn đoán và có thể gây huy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Hơn nữa, cho trẻ ăn các món bít tết là cũng rất dễ bị nhiễm sán dây bò (sán xơ mít) vì là miếng thịt to hình khối, không thái mỏng như món tái.
Thủy hải sản tươi sống hoặc không được nấu kỹ
Tất các các loài cá sống trong tự nhiên đều nhiễm ký sinh trùng gây bệnh cho người. Cho nên khi mẹ cho bé ăn cá chưa được chế biến chín (đặc biệt là gỏi cá) rất dễ bị lây truyền các bệnh từ cá như sán lá ruột nhỏ, sán lá gan… Nhiều xét nghiệm thấy 95% ấu trùng vẫn còn sống trong cá đã chế biến làm gỏi.
Các loại cá biển chứa ấu trùng giun tròn, đặc biệt ở các loại hản sản phổ biến như cá mực, cá thu, cá mòi, cá hồi… Loại ấu trùng ký sinh trùng này có thể gây nhiều triệu chứng đau đầu, nôn, thậm chí dẫn đến tắc ruột, viêm ruột, loét dạ dày.
Rau sống
Rau xanh rất có lợi cho sức khỏe con người do có nhiều sinh tố C, B, các carotenoid, chất chống lão hóa, chống ung thư như flavonoid, polyphenol, các loại tinh dầu và chất khoáng, chất xơ khác.
Nhưng các mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn rau sống bởi hiện nay trên thị trường có rất ít rau sạch. Phần lớn số rau được bày bán đều không an toàn vệ sinh tự phẩm. Có đến 97% mẫu rau sống tại các chợ có nhiễm ký sinh trùng và sau 3 lần rửa với nước sạch thì 52% mẫu rau vẫn tồn tại ấu trùng.
Nem chua và nem chạo
Nem là loại thực phẩm có tỉ lệ nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn, trứng hoặc ấu trùng sán dải lợn (lợn gạo) do được làm từ thịt sống. Ngoài ra, mỗi địa phương có cách ăn nem chạo (nem thính) khác nhau, có nguyên liệu thì được làm chín, một số lại chỉ làm tái nên rất dễ nhiễm các bệnh như: liên cầu lợn, tả, lỵ, thương hàn, sán dây, sán lá.
Chi Chi (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua