Dòng sự kiện:

Một số thực phẩm và bài thuốc chữa nóng trong cho bà bầu hiệu quả nhất

15:50 19/01/2016
Mẹ bầu bị nóng trong khi mang thai không những không tốt cho sức khỏe của mình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
Hiện tượng nóng trong khi mang thai

 
Khi mang thai, nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng cao hơn bình thường do sự thay đổi của các hormone. Lượng hormone oestrogen giảm, khiến mẹ bầu stress hơn, nội nhiệt trong cơ thể mẹ tăng cao gây ra hiện tượng nóng trong khi mang thai.

Biểu hiện thường thấy là: bà bầu thường xuyên có cảm giác khô miệng, khát nước, giấc ngủ kém không sâu, da dễ bị mụn trứng cá, có cảm giác nóng ở lòng bàn tay, bàn chân, thường xuyên táo bón, đi tiểu ít, dễ khô môi, bong tróc, chảy máu, dễ bị sốt. 

Thực phẩm trị nóng hiệu quả cho mẹ bầu

Bí đao

Bí đao là loại quả có tính mát, đặc biệt tốt cho phụ nữ trong giai đoạn bầu bí. Đặc tính thanh nhiệt của bí đao không chỉ mang lại cảm giác mát mẻ cho mẹ mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bé yêu.

Bạn có thể chế biến bí đao bằng cách nấu canh hoặc ép lấy nước uống. Các loại trà bí đao mặc dù có tính giải khát khá tốt nhưng về hàm lượng dinh dưỡng cũng như tính chất giải độc sẽ không được đảm bảo. Vì vậy, nên mua quả bí đao về và chế biến ở nhà để đảm bảo an toàn.

Ăn dưa hấu

Dưa hấu không quá nóng mà nó cò giúp giảm nguy cơ mất nước ở mẹ bầu.

Đến mùa dưa hấu, mẹ nên tranh thủ ăn nhiều để giảm cảm giác nóng bức trong người. Ngoài ra dưa hấu là loại quả nhiều nước, ăn nhiều sẽ phòng tránh được nguy cơ thiếu nước, mất nước. Không những thế, lượng đường tự nhiên trong dưa hấu đảm bảo cung cấp năng lượng cho mẹ bầu. Mỗi khi mệt mỏi, ăn một miếng dưa hấu sẽ khiến mẹ tỉnh táo và khỏe người lên.

Uống nước dừa

Uống ít nhất 3 ly nước dừa mỗi tuần có thể giúp mẹ bầu giảm thiểu phần nào cảm giác nóng bức, khó chịu. Nước dừa có tính thanh, giúp làm dịu và làm mát cơ thể. Tuy nhiên không nên uống nhiều nước dừa vào giai đoạn đầu của thai kỳ, chỉ nên uống vào 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ cũng không nên uống vào buổi chiều tối sẽ gây đầy bụng, khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa. Khi uống, mẹ chú ý uống từ từ từng ngụm vừa phải, không nên uống một lúc hết ngay.

Hạt cỏ ca ri

Để kiểm soát nhiệt độ cơ thể, mẹ có thể ăn hạt cỏ ca ri vào trước bữa sáng hàng ngày. Đây là loại hạt đã được chứng minh có khả năng làm giảm triệu chứng nóng người ở mẹ mang thai. Ngoài ra, ăn hạt cỏ ca ri cũng là mẹo hay trị chứng buồn nôn do nghén ở mẹ bầu đấy.

Quả amla (quả lý gai)

Quả amla hay còn gọi là quả lý gai, là loại quả có nguồn gốc từ Ấn Độ có tác dụng thanh nhiệt rất tốt, phù hợp với mẹ bầu hay bị nóng trong người. Tuy nhiên mẹ không nên ăn quá nhiều, vì trong quả có chứa chất gây sinh non.

Giữ một chế độ ăn uống thanh đạm bằng việc tăng cường ăn các loại thực phẩm có tác dụng giải độc, các mẹ cũng cần chú ý điều chỉnh sinh hoạt và chế độ ăn hợp lý, hai tháng cuối của thai kỳ không nên ăn những chất gia vị cay nóng có tính kích thích như hạt tiêu, ớt... 

Ăn nhiều rau xanh

Đây là nguyên tắc bất di bất dịch nếu mẹ bầu muốn con phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Rau xanh sẽ cung cấp đến bào thai những dưỡng chất và protein cần thiết để bào thai phát triển đúng chuẩn.

Một số bài thuốc hay trị nóng trong cho bà bầu

Các mẹ có thể tham khảo một số phương thuốc dân gian rất hay sau đây:

- Cháo bồ câu già với đỗ xanh

Dùng khoảng nửa bát đậu xanh còn nguyên vỏ và 1 con bồ câu già (càng già càng tốt), thổ phục linh 1 chút. Cho tất cả nguyên liệu vào cùng ninh trong khoảng 2-3 tiếng thành cháo cho thêm muối là được. 

- Đậu đỏ, gạo lứt, hạnh nhân 

Mỗi loại 15 gram, nước đun sôi để nguội,, đường phên 1 thìa to. Đậu đỏ, gạo lứt, đậu nành, Hạnh nhân rửa sạch, ngâm trong nước đun sôi để nguội khoảng 4 tiếng, sau đó hấp khoảng 30 phút rồi ninh khoảng 20 phút. Cho thêm đường phên vào là được.

- Rễ cây kỷ tử nấu với vỏ trứng vịt xanh

 Đây là bài cổ truyền của y học Trung Quốc dùng để giải độc thai nghén. Theo đông y, rễ cây kỷ tử cũng là 1 vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, vỏ trứng vịt xanh cũng có tác dụng hạ hoảt. Do đó dùng dễ kỷ tử đun với vỏ trứng vịt xanh đã rửa sạch để uống sẽ giúp thanh nhiệt và giải độc thai nghén.

Từ tuần thứ 36 trở đi, phụ nữ mang thai có thể ăn liên tục món canh hoa sen trắng ninh thịt nạc sẽ rất tốt để giải nội nhiệt.

- Nước ngô luộc

Dùng ngô luộc lên rồi lấy nước cho thêm chút đường phèn uống, mỗi tuần uống 2 lần. Theo dân gian uống nước ngô có thể giúp giảm chứng tăng nội nhiệt trong cơ thể mẹ và ngăn ngừa bệnh vàng da khi bé được sinh ra. 

Minh Châu (tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Clip đang xem nhiều nhất:

[mecloud]SKvp38KJ7h[/mecloud]