Muốn ngăn chặn hành vi xấu của trẻ ngay từ nhỏ, bố mẹ phải biết 6 nguyên tắc này
Vyda S Chai, một nhà tâm lý học - người sáng lập trung tâm tư vấn tâm lý Think Kids (Singapore) cho biết con đường phát triển và hành xử của trẻ em bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Có thể là các yếu tố xuất phát từ nền tảng kinh tế xã hội, văn hoá hoặc các yếu tố từ thời thơ ấu. Đôi khi, hành vi ứng xử của trẻ cũng được coi là một trong những bài học khó khăn trong việc giáo dục.
Mặc dù môi trường và phát triển tâm sinh lý có ảnh hưởng đến sự phát triển thể xác và cảm xúc của trẻ em, nhưng điều quan trọng bậc cha mẹ cần phải nhớ rằng các con học và phát triển ở các mức độ khác nhau, không nhất thiết phải theo trình tự.
Một khi trẻ có học được hành vi tốt thì chúng rất dễ bảo và cha mẹ cũng dễ dàng quản lý hơn. Song nếu trẻ có hành vi xấu ngay từ nhỏ thì sẽ khó sửa đổi hoặc thay đổi.
Nếu trẻ có hành vi xấu ngay từ nhỏ thì sẽ khó sửa đổi hoặc thay đổi (Ảnh minh họa).
Vậy làm thế nào cha mẹ có thể quản lý hành vi của trẻ? Hãy thử những lời khuyên sau:
1. Bắt đầu sớm
Điều quan trọng là cha mẹ cần bắt đầu sớm và thảo luận các biện pháp nuôi dạy con thích hợp với gia đình mình. Cha mẹ, ông bà và người chăm sóc cần thống nhất trong việc nuôi dạy trẻ nhưng mỗi người có thể sử dụng một phương pháp khác nhau để dạy bảo trẻ.
Nghiên cứu cho thấy rằng những năm đầu đời là thời gian quan trọng nhất để trẻ học những hành vi tốt.
2. Đặt các quy tắc
Đặt các quy tắc chính xác hơn là các quy tắc chung. Nhưng cha mẹ cần xem xét xem con mình có hiểu rõ những quy tắc đó không. Và nhất định phải đưa ra những hậu quả là gì nếu con vi phạm các quy tắc, vì điều này sẽ khuyến khích các con phải suy nghĩ trước khi hành động.
3. Dành thời gian cho con
Dành thời gian chơi và học cùng con thường xuyên rất quan trọng để duy trì mối quan hệ tốt. Chơi với con và tham gia vào cuộc trò chuyện làm cho con cảm thấy rằng con được yêu thương. Điều này sẽ làm cho cha mẹ dễ dàng hơn trong việc quản lý hành vi của trẻ khi trẻ lớn lên.
4. Là gương sáng cho con
Chính cha mẹ sẽ là người mẫu đầu tiên của con. Vì khi còn bé trẻ vẫn không thể phân biệt giữa đúng và sai, và chúng sẽ quan sát phản ứng và hành vi của người lớn, sau đó bắt chước lại.
Vì vậy, cha mẹ nên luôn luôn làm tấm gương cho con học theo. Để làm được điều này, cha mẹ cần giữ bình tĩnh, sáng tạo và sáng suốt để xử lý thật tốt các tình huống trong xã hội, đặc biệt là khi ở cùng trẻ.
5. Tính nhất quán
Sự nhất quán từ tất cả người chăm sóc trẻ là chìa khóa thành công trong việc dạy dỗ trẻ. Cách tiếp cận không nhất quán sẽ chỉ gây rối loạn cho trẻ về các quy tắc.
"Rối loạn các quy tắc là một trong những nguyên nhân chính khiến người lớn mất khả năng kiểm soát hành vi của con mình" - Vyda S Chai nói.
6. Cho con lựa chọn
Cho con sự lựa chọn đồng nghĩa với việc cha mẹ sẽ con tự đưa ra quyết định. Thống nhất cả bố lẫn mẹ để củng cố hành vi thích hợp cho con. Một lần nữa, cha mẹ nên nhớ tính nhất quán là chìa khóa trong việc tăng khả năng học tập và hành xử của một đứa trẻ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
12 nguyên tắc dạy con của Hoàng gia Anh
- Mách mẹ bí quyết nuôi dạy con kiểu Nhật dành cho bé sơ sinh
- Hậu vệ Mai Tiến Thành cởi trần dạy con trai học nhận biết
Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua