“Nằm lòng” những quy tắc trước khi cho con ăn váng sữa
Váng sữa là một chế phẩm của sữa. Trước đây, váng sữa được chế biến bằng cách vớt phần trên cùng của sữa và cho làm lạnh. Ngày nay, nhà sản xuất sử dụng máy ly tâm để tách phần trên cùng của sữa, đó chính là váng sữa.
Trẻ nhỏ trên 6 tháng mới được ăn váng sữa
Nhiều mẹ vẫn chưa biết được lúc nào là thời điểm “vàng” ăn váng sữa tốt cho con. Câu trả lời đó là trẻ trên 6 tháng tuổi là có thể bắt đầu ăn váng sữa được rồi.
Lý do đưa ra là từ tháng thứ 6 trở đi, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu lớn nhanh của trẻ nên cần phải cho trẻ ăn bổ sung để phát triển thể chất, trí tuệ.
Bên cạnh đó, đây là giai đoạn hệ tiêu hóa, hệ thần kinh bé đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi cần có nguồn năng lượng để quá trình đó diễn ra tốt hơn.
Chế độ dinh dưỡng váng sữa cho bé:
Từ 6 đến 12 tháng tuổi: trung bình có thể ăn ½ - 1 hộp váng sữa mỗi ngày.
Bé trên 1 tuổi: có thể ăn 1 đến 2 hộp mỗi ngày tùy vào khả năng dung nạp của trẻ.
Thời điểm thích hợp để ăn váng sữa là vào buổi sáng và buổi chiều. Bởi lẽ, buổi sáng bé dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn, không sợ bị đầy bụng. Buổi chiều cũng là thời điểm tốt để cho bé ăn váng sữa. Bởi sau một giấc ngủ trưa, bé thường có cảm giác đói bụng và buổi chiều cũng là khoảng thời gian bé hiếu động nhất.
Những nguy cơ nếu mẹ cho bé ăn váng sữa quá sớm
Chắc các mẹ đã biết, trong 6 tháng đầu sau sinh bé cần và chỉ cần được bú sữa mẹ là đủ, không cần bổ sung dưỡng chất nào hết, kể cả nước lọc.
Nếu cho bé ăn bổ sung quá sớm, có thể dẫn đến nguy cơ trẻ giảm bú sữa mẹ, tăng nguy cơ mắc bệnh, giảm sức đề kháng, khó tiêu hóa thức ăn.
Khuyến cáo của chuyên gia
Các chuyên gia và bác sỹ về dinh dưỡng khuyến cáo không nên trộn váng sữa với những thực phẩm nhiều dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ biếng ăn, các bà mẹ có thể kết hợp trộn váng sữa với các loại hoa quả nhiều màu sắc như: dâu tây, kiwi… vừa ngon mắt, hấp dẫn trẻ mà lại bổ sung được nguồn năng lượng và vitamin rất lớn.
Lưu ý đặc biệt khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng váng sữa, không nên cho trẻ ăn quá nhiều, vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm video: [mecloud]Eufw8xXdYE[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua