Nắng và tia UV ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?
Trong những ngày gần đây, thời tiết khu vực phía Nam của Việt Nam liên tục hứng chịu các đợt nắng nóng trên diện rộng, nhiệt độ luôn ở mức trên 30 độ, cao nhất lên tới 36, 37 độ C, nắng nóng gay gắt. Cường độ bức xạ cực tím (tia UV) từ ánh nắng mặt trời gây hại cho sức khỏe luôn ở mức cao.
Các cơ quan chức năng đã đưa ra những cảnh báo đến người dân về tác hại của tia UV đối với sức khỏe. Vậy tia UV có ảnh hưởng tới sức khỏe thế nào? Cần làm gì để phòng tránh tia UV có hại?
Cảnh giác với tia nắng mặt trời?
Mùa hè thường được biết đến là mùa có nhiều nắng nhất, nhưng ở một số khu vực, con người, nhất là những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời cần cảnh giác với ánh nắng mặt trời khi cường độ nắng mạnh, thời gian nắng kéo dài.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể gây lão hóa da sớm, ung thư da . Các tia có hại từ mặt trời còn gây nên các vấn đề về mắt, làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến da xuất hiện những tàn nhang, nếp nhăn hoặc gây sạm da.
Ánh nắng mặt trời tác động vào cơ thể là do các bức xạ cực tím (tia UV) của mặt trời, có 3 loại là UVA, UVB và UVC. Tuy nhiên tia UVC là tia cực tím yếu, hầu như không qua được tầng ozon để xuống trái đất, nên chỉ có tia UVA và UVB với những bước sóng khác nhau ảnh hưởng tới da và sức khỏe của con người. Thông thường tia UVB có bước sóng ngắn, nhưng có thể gây cháy nắng. Tia UVA có bước sóng dài hơn và nguy hiểm hơn, nó có thể xâm nhập vào da và làm tổn thương các mô sâu hơn.
Việc tiếp xúc quá nhiều với tia UV đều ảnh hưởng tới da, nhất là những người có da nhợt nhạt, tóc màu sáng, người có tiền sử ung thư da hoặc có người trong gia đình từng bị ung thư da, cần chăm sóc da kỹ hơn khi ra ngoài nắng. Nếu bạn dùng một số loại mỹ phẩm có chứa axit alpha hydroxyl có thể làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, dễ bị cháy nắng hơn người khác.
Ánh nắng mặt trời khi phản chiếu trên cát, tuyết, nước, hoặc thủy tinh, bê tông đều làm tăng khả năng tiếp xúc với các tia UV. Điều này làm ảnh hưởng tới mắt, khiến con người dễ gặp các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể, gây mất thị lực….
Tia UV nguy hiểm thế nào?
Thang đánh giá tia UV hay còn gọi là chỉ số UV (UV index) được sử dụng tại Mỹ dựa trên sự tích hợp các hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Theo đó, khi cơ thể con người tiếp xúc với tia UV trong thời gian ngắn có thể gây đau đớn, nặng có thể gây bỏng nhiệt, lâu dần sẽ gây ung thư da và tử vong.
Chỉ số UV được đánh giá theo thang điểm từ 0 (mức thấp nhất) đến 11+ (là mức cao nhất) . Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ số bức xạ cực tím (tia UV) cao nhất là 11+ với thời gian gây bỏng là 10 phút. Với mức UV 8-10, thời gian gây bỏng là 25 phút.
Trung tâm khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, bức xạ tại đây đã đạt mức 10/12, tức là có nguy cơ làm bỏng nắng với da không được bảo vệ khi tiếp xúc trực tiếp khoảng 25 phút.
Làm gì để bảo vệ da khỏi tia UV?
Để bảo vệ da khỏi các tia cực tím có hại cho sức khỏe, cần tuân thủ một số quy tắc sau:
- Không đi ra ngoài trời nắng trong thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, đây là lúc các tia nắng mặt trời mạnh nhất. Ngay cả trong một ngày u ám, có tới 80% tia UV có thể xuyên qua các đám mây. Lời khuyên của bác sĩ là nếu bắt buộc ở ngoài trời, cần ở trong bóng râm càng lâu càng tốt.
- Mặc quần áo chống nắng. Chỉ cần bạn che cơ thể nhiều nhất bạn đã loại bỏ được một phần nguy cơ da và sức khỏe bị tác động bởi ánh nắng mặt trời. Có thể mặc quần áo dài, đội mũ rộng vành, đeo kính, khẩu trang…
- Bôi kem chống nắng. Đây là cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Chỉ số chống nắng (SPF) càng cao, bảo vệ da càng tốt. Ít nhất hãy sử dụng loại kem chống nắng có độ SPF 30.
- Để bảo vệ mắt, cần đeo kính râm, tốt nhất nên chọn loại kính có thể chống được các tia UV để bảo vệ mắt. Một số người cho rằng, kính râm càng tối màu càng chống được tia UV là hoàn toàn sai lầm. Thậm chí người đeo kính áp tròng có khả năng chống tia UV vẫn cần đeo kính râm.
- Kiểm tra thường xuyên sức khỏe của làn da, nếu có bất cứ những thay đổi về kích thước, hình dạng, màu sắc của da hoặc xuất hiện những vết bớt, nốt ruồi và đốm bất thường trên da, bạn cần tìm đến các chuyên gia da liễu ngay.
Cách sử dụng kem chống nắng đúng: - Thoa kem chống nắng lên tất cả các vùng da không được che chắn, bảo vệ bằng quần áo như cổ, tay, chân, mặt, mũi, tai…. Nếu bạn bị hói, cần thoa kem chống nắng lên đầu, hoặc bảo vệ đầu bằng mũ. - Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 15-30 phút. - Sau 1 giờ hoặc 1,5 giờ tiếp xúc với ánh nắng cần thoa lại kem chống nắng. - Bôi kem chống nắng cho trẻ em loại dành cho trẻ, nếu trẻ cùng đi ra ngoài trời, tuy nhiên với trẻ dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không bôi kem chống nắng. |
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 5 cách hiệu quả nhất để bảo vệ da khi tiếp xúc với tia UV và tia cực tím
- 8 loại thực phẩm giúp làm giảm tác hại của tia UV, phòng ung thư khi trời nắng nóng
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua