Nên hay không cho trẻ dùng lại đồ vật của anh/chị?
Bạn có biết có những thứ mà bạn không nên dùng lại, hoặc ít nhất là phải hết sức lưu ý? Hãy cùng đọc thêm chia sẻ dưới đây để xác định món gì bạn nên dùng lại cho con thứ của mình, và món gì thì không nhé:
Quần áo, chăn và các đồ dùng vải khác
Một số bố mẹ cho rằng không nên cho em trai mặc hay dùng lại đồ của chị gái hoặc ngược lại, nhưng cũng có một số người khác cho rằng trẻ con thì chưa cần quan trọng quá điều này. Nhìn chung với những món đồ vải, quyết định lúc này dựa trên quan niệm của bố mẹ chứ hoàn toàn không có vấn đề gì với sự an toàn của con cả. Tuy nhiên khi sử dụng lại món đồ đã cất kỹ vài năm, bạn hãy giặt giũ lại sạch sẽ bằng loại chất tẩy an toàn với làn da của trẻ sơ sinh, nếu có những vết ố thì hãy tìm mẹo để tẩy chúng đi cho con nhé.
Cũi, ghế ngồi ăn, xe đẩy, nôi…
Nếu con đầu của bạn đã đủ lớn và không cần đến những món đồ này nữa thì nhìn chung bạn có thể lau chùi, giặt rửa sạch và dùng lại. Tuy nhiên cần lưu ý kiểm tra lại để đảm bảo những món đồ dùng này vẫn còn nguyên vẹn, dùng tốt và an toàn - liệu nó có bị han gỉ, lung lay, gião, yếu rồi hay không, những thứ cần gấp lại vẫn có thể gấp tốt hay không, lò xo còn nảy hay không, những bánh xe vẫn chạy được chứ, những chiếc khóa hay chốt vẫn còn đảm bảo chứ?
Hãy lưu ý rằng có những loại xe đẩy không dùng cho trẻ sơ sinh, hãy kiểm tra lại thông tin này về sản phẩm của mình.Một số loại cũi cũ cũng có thể không đảm bảo được những tiêu chuẩn an toàn mới cập nhật, bạn hãy lưu ý kiểm tra điều này để quyết định có nên dùng lại hay không.
Địu em bé
Những chiếc địu em bé nói chung đều có thể dùng lại được, chỉ cần bạn hãy giặt phần vải và dùng khăn ướt lau kỹ phần nhựa. Hãy bảo đảm rằng dây đai vẫn còn chắc chắn, khóa cài vẫn còn chặt và hoạt động tốt.
Dụng cụ hút sữa
Các chuyên gia khuyến cáo dụng cụ hút sữa chỉ nên trung thành phục vụ cho một chủ duy nhất chứ không nên tặng hoặc bán lại cho người khác để tránh nguy cơ sữa cũ còn bám lại gây nhiễm trùng. Bạn có thể dùng lại dụng cụ hút sữa cho những đứa con khác nhau, chỉ cần thay những bộ phận có tiếp xúc với sữa.
Bình sữa
Nếu bạn vẫn còn giữ những chiếc bình sữa tốt của bé đầu lòng thì nhìn chung là có thể dùng lại được sau khi đã rửa sạch, tiệt trùng hoặc luộc bình trong nước sôi, tuy nhiên hãy mua núm ti mới cho con.
Trong trường hợp bình đã bị trầy, xước, nứt, vênh thì đừng chần chừ mà hãy bỏ đi.
Bô, ghế ngồi bô, đồ chơi, những món đồ dùng khi đi tắm
Bạn chỉ cần rửa lại thôi nếu thấy chúng bị bụi, và có thể ngâm trong giấm để loại bỏ mùi hôi. Tuy nhiên với bô của con, hãy vứt đi nếu thấy có dấu hiệu bị nứt vì chúng có thể không đảm bảo việc đỡ được trọng lượng của con.
Theo Khám phá
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua