Dòng sự kiện:

Nếu muốn con thành đạt, hãy ngừng làm những điều sau

16:00 27/09/2015
Hãy khuyến khích trẻ mạo hiểm và cho phép trẻ được nắm lấy cơ hội, được thử thách, được thất bại và tiếp tục cố gắng. Thay vì dạy trẻ luôn cố gắng đạt tới sự hoàn hảo, hãy động viên trẻ cố gắng để hoàn thiện mình hơn.
 Đừng bao bọc con quá mức

Nếu bạn nuông chiều và bao bọc con quá mức, con bạn sẽ không có cơ hội để học cách tự lập và trưởng thành lên được. Đừng có kè kè con quá mức, hãy để cho trẻ một không gian để trẻ tự tìm hiểu cuộc sống xung quanh, để tự giải quyết những vấn đề nhỏ, chẳng hạn như mẹ hãy để bé ngã, có thể đôi lúc sẽ trầy xước đầu gối, bởi chắc chắn một ngày nào đó bé sẽ không tránh khỏi những vết xước lớn hơn, hay cú ngã mạnh hơn.

Ngừng phụ thuộc vào các thiết bị điện tử

Tôi hiểu được cảm giác của nhiều bậc phụ huynh đôi khi muốn được yên tĩnh một phút mà sẵn lòng cho phép con sử dụng máy tính bảng, tivi… Song, chính những thiết bị điện tử này lại làm thui chột trí tưởng tượng của trẻ, khiến trẻ trở nên bị động hơn.

Thay vì để trẻ chơi các đồ công nghệ, hãy khuyến khích bé chơi các đồ chơi như khối xếp hình, sách tô màu, thậm chí đồ dùng gia đình. Ngoài việc tham gia chơi cùng trẻ, cha mẹ cũng nên động viên con chơi tự do mà không cần hướng dẫn để trẻ có thể phát huy tối đa trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo.

Ngừng việc thưởng cho những món quà có giá trị vật chất

Tương tự như việc khen con, bất cứ việc gì bạn làm quá cũng đều không tốt. Một số cha mẹ không hề hay biết mình đã làm hư con bằng những phần thưởng bằng vật chất. Bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng muốn cho con mình những thứ tốt nhất, không muốn con phải thiếu thốn điều gì. Song, trẻ con chưa hiểu được ý nghĩa và giá trị thật sự của những món quà đó. Chính sự ‘thừa thãi’ chỉ khiến trẻ thêm mè nheo, và luôn đòi hỏi hơn mà thôi.

Chẳng hạn như bạn thường tặng con gái nhà bạn một thứ gì đó khi bé làm đúng bài tập. Đó là một sự khuyến khích cho bẻ. Nhưng điều này sẽ làm trẻ lười biếng khi đối diện với khả năng thất bại. Tất nhiên,  môi trường thắng – thua có thể làm tổn thương nhiều hơn là hữu ích, nhưng nếu chỉ có một vài người giành chiến thắng, chúng ta hoặc là phải học cách đối diện với sự thất vọng hoặc là phải cố gắng để làm tốt hơn. Để nuôi dạy những đứa trẻ toàn vẹn, cha mẹ nên hướng cho con tới mục tiêu thứ hai.

 Dừng nói "không" với tất cả mọi thứ

 Bạn có biết bạn đã cướp đi cơ hội để trẻ sáng tạo bằng chính những hành động thường này không? Đó chính là lúc bạn con làm bẩn, làm hỏng, làm đổ vỡ đồ đạc mà ngăn cho con không được tô vẽ lên tường, không được bày bừa lên sàn. Hãy cho trẻ một khoảng không gian riêng, và tạo điều kiện cho trẻ được thỏa sức sáng tạo.

Ngừng đổ lỗi cho người khác vì những hạn chế của con mình

Thay vì than thở, trách móc xã hội, nền văn hóa, các phương tiện truyền thông, giáo viên, bác sĩ hay thậm chí cả thời tiết làm cho con chúng ta cư xử tồi hoặc không thể hiện tốt, hãy dừng lại một giây và xem xét lại trách nhiệm làm cha mẹ của chính bạn. Hãy nhớ rằng cha mẹ chính là nguồn ảnh hưởng số 1 tới sự phát triển của trẻ. Vì vậy, trước khi đổ lỗi cho bất cứ ai vì đứa trẻ còn nhiều thiếu sót của mình, hãy bắt đầu tạo ra những thay đổi từ chính bạn, từ chính ngôi nhà bạn.

Ngừng việc dạy con rằng thất bại là xấu xa

Bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn con mình là người giỏi nhất, đạt điểm cao ở lớp, thi đấu thể thao giành giải nhất… Tuy nhiên, quan trọng hơn những kỳ vọng đó chính là để con thất bại. Theo các nghiên cứu, những người gặp khó khăn và thất bại từ lúc bé sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề hiệu quả hơn và dễ thành công hơn trong cuộc sống.

Vì vậy, các ông bố bà mẹ phải giúp trẻ thấy được bài học từ những thất bại, sai lầm. Hãy khuyến khích trẻ mạo hiểm và cho phép trẻ được nắm lấy cơ hội, được thử thách, được thất bại và tiếp tục cố gắng. Thay vì dạy trẻ luôn cố gắng đạt tới sự hoàn hảo, hãy động viên trẻ cố gắng để hoàn thiện mình hơn.

Ngọc Diệp (Theo Entrepreneur/Pop Sugar)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video đang hot:

[mecloud]YHHKOpt1Ly[/mecloud]