Ngâm chân mùa đông rất tốt nhưng nhóm người này cần tránh xa kẻo gặp nguy
Ngâm chân có tác dụng gì?
Trong y học cổ truyền, phương pháp ngâm chân nước nóng là một liệu pháp trị bệnh thông dụng.Việc giữ ấm và chăm sóc bàn chân đúng cách trong mùa lạnh cũng là một điều đáng quan tâm. Ngâm chân nước nóng là một trong số những phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất vì nhờ mang lại nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Giảm chứng mất ngủ
Ngâm chân giúp bạn ngủ ngon giấc hơn (Ảnh minh họa)
Để có một giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn, bạn nên thường xuyên ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, từ đó ngủ ngon giấc hơn.
Thường xuyên ngâm chân nước nóng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt, ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân còn được áp dụng thành công để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau như: tiểu đường, lạc nội mạc tử cung, thoái hóa đầu gối, đau cơ xơ hóa,…. Ngoài ra, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư.
Giảm stress
Để cơ thể được giãn sâu, giảm stress, loại bỏ áp lực phiền muộn bạn hãy ngâm chân bằng nước nóng mỗi ngày. Việc làm này sẽ giúp phục hồi sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Quan trọng nhất, ngâm chân mang lại cho bạn cảm giác hài lòng, thỏa mãn, qua đó tăng cường sự tập trung trí não và kiểm soát lo âu tốt hơn.
Khử mùi hôi chân
Ngâm chân giúp khử mùi hôi chân hiệu quả (Ảnh minh họa)
Không chỉ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái mà ngâm chân bằng nước nóng còn giúp bạn giải quyết mùi hôi chân khó chịu. Bạn có thể ngâm chân nước nóng kết hợp với một số loại thảo dược, tinh dầu khác để mang lại đôi chân sạch sẽ, thơm tho hơn.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả
Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng, ngâm chân bằng nước nóng hàng ngày có thể giúp các mạch máu trong cơ thể mở rộng hơn, từ đó giúp làm giảm huyết áp, tránh được tình trạng cao huyết áp, đảm bảo sức khỏe tim mạch luôn được ổn định.
Những đối tượng không nên ngâm chân bằng nước nóng
Mặc dù ngâm chân bằng nước nóng rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể ngâm được, đặc biệt là những người sau đây cần chú ý để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe:
Người bị tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường có lớp da chân tương đối mỏng, dây thần kinh và bàn chân không còn nhạy cảm nhiều với nhiệt độ. Do đó họ sẽ khó cảm nhận được chính xác nhiệt độ của nước, mất nhiều cảm giác về nóng nên rất dễ bị bỏng da.
Người bị suy giãn tĩnh mạch
Với những người bị giãn hoặc suy tĩnh mạch, việc ngâm chân cũng nên hạn chế. Bởi bàn chân nếu được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ cao sẽ tăng lưu lượng máu cục bộ, tăng gánh nặng lên tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch giãn nở them làm bệnh trầm trọng.
Người bị bệnh gout
Ngâm chân không tốt cho người bệnh gout (Ảnh minh họa)
Những người mắc bệnh gout không nên ngâm chân bằng nước nóng bởi bệnh gout khi ngâm chân sẽ rất dễ bị xung huyết, ứ máu nên chỉ làm bệnh thêm trầm trọng mà không thuyên giảm được chút nào.
Người bị huyết áp thấp
Một trong những công dụng của ngâm chân là giúp thúc đẩy lưu thông máu, giãn mạch máu và làm hạ huyết áp. Do đó, khi bị huyết áp thấp mà ngâm chân vô tình lại làm cho huyết áp xuống thấp hơn nữa, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Người có vết loét ở chân
Những người chân có vết thương hoặc viêm loét, nếu không vệ sinh sạch sẽ mà ngâm chân với các loại lá có thể dẫn tới viêm loét, nhiễm trùng bàn chân.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Các món thịt ngâm chua ngọt nhậu Tết ai cũng thích
- Cách làm 4 món rau củ ngâm chua ngon giải ngán sau Tết
- Ăn Tết ngon miệng với bò ngâm mắm và tai heo ngâm chua
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua