Ngỡ ngàng những bài thuốc dân gian chữa bách bệnh cho trẻ
Mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong, xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong 3 ngày.
Lá mơ chống tiêu chảy hiệu quả, an toàn
Mẹ lấy 10 lá mơ tam thể giã nhuyễn, vắt lấy vài giọt nước đem hấp nồi cơm, bỏ thêm vài hạt muối tinh rồi cho bé dùng.
Gạo lứt trị chứng ọc sữa ở bé
Lấy 7 hạt gạo lứt (đối với bé trai), 9 hạt gạo lứt (đối với bé gái), đốt hay rang cháy bỏ vào nửa tách nước ấm và nửa chén sữa, sắc còn phân nửa. Cho uống vài lần sẽ hết chứng trẻ ọc sữa.
Lá trầu không trị hăm da
Mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá rửa sạch, sau đó đun sôi nguội. Dùng khăn giặt ướt bằng nước trầu không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên vùng da bị hăm của bé.
Rau ngót trị nhiệt
Mẹ tước lá rau ngót tươi, rửa sạch, sau đó mang giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong bôi vào chỗ nhiệt.
Lá mã đề
Mẹ dùng một ít lá mã đề tươi rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát. Sau đó thoa nhẹ lên da bé trị rôm sảy, mụn nhọt.
Cỏ sữa trị hăm da
Mẹ lấy khoảng 5 đến 7 cây cỏ sữa rửa sạch, giã nát cho vào nước đun sôi lấy nước bôi vào chỗ bị hăm da.
Cỏ roi ngựa trị hăm da
Mẹ rửa sạch sao khô rồi cho vào nước sôi hãm trong 10 đến 15 phút rồi lấy miếng bông mềm thấm nước cỏ roi ngựa chấm vào các vết hăm cho bé, để tự khô.
Lá khế trị hăm da
Lấy 5 lá khế rửa sạch, vảy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Lấy mảnh vải sạch mềm, giặt trong chậu nước lá khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé.
Gạo + cà rốt chữa tiêu chảy
Gạo và cà rốt làm theo công thức thái cà rốt nhỏ, rồi rang gạo lên rồi cho thêm nước chút muối trắng. Đun hỗn hợp lấy nước uống chữa tiêu chảy cho bé.
Hạt rau mùi súc miệng cho bé
Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.
Búp cây ổi chữa hăm da
Mẹ lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa chỗ hăm cho bé.
Búp cây ổi chữa tiêu chảy
15 búp ổi non rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống.
Cháo lá dâu + tía tô trị nóng sốt
Hãy lấy một nắm gạo tẻ, một nắm đậu xanh nấu cháo.
Khi cháo nhừ, lấy một nắm lá dâu, một nắm nhỏ lá tía tô, rửa sạch, vảy cho hết nước, thái thật nhỏ sợi cho vào nồi cháo, để sôi khoảng chừng 5 – 10 phút, nêm nếm vừa dùng.
Múc cháo ra, để cho nguội hẳn mới cho trẻ ăn. Đây là một trong những phương thuốc trị sốt cho trẻ rất nhiều.
Chữa kiết lỵ, tiêu chảy, hen suyễn
Lấy lá nhót tươi 20- 30 g hoặc lá phơi khô 6 – 12 g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400 ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày để chữa kiết lỵ do trực khuẩn và hội chứng tiêu chảy. Có thể dùng dưới dạng thuốc bột hoặc nấu cao làm viên.
Chữa ho
- Lá cải cúc: 6g lá cải cúc, thái nhỏ, thêm ít mật ong, cho vào cái bát và hấp vào nồi cho tiết nước ra, chia nhiều lần uống trong ngày. Rất công hiệu.
-Tía tô: Trẻ em bị ho nặng, mặt tím tái, hơi thở thật gấp. Mau lấy 20g hạt tía tô tán thành bột, hòa với nước đun sôi để còn ấm ấm, lọc bỏ phần bã cho uống hoặc hòa bột này với nước cháo hay nước cơm cho trẻ uống sẽ khỏi.
Bài thuốc này chủ trị chứng ho nặng, thở gấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hay.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất: [mecloud]jX9OXyxKzl[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua