Dòng sự kiện:

Ngoáy mũi hại "đủ đường" cho bé nhưng mẹ bỏ qua

15:00 23/09/2015
Cùng với tật cắn móng tay, nghiến răng, ngoái mũi là thói quen rất xấu và mất vệ sinh mà trẻ em cần loại bỏ ngay.
 

 

Gây bệnh viêm nang lông


Hành động ngoáy mũi có thể dẫn đến tình trạng viêm nang lông ở mũi của bạn.

Gây nhiễm trùng não

Nếu mũi bạn đang có mụn nhọt mà trong lúc ngoáy mũi, bạn vô tình làm vỡ mụn này gây nhiễm trùng, thì tác hại của nó là rất lớn. Bởi sự nhiễm trùng ở mũi có thể lây lan tới bộ não của bạn thông qua đường máu.

Nguyên nhân là do khu vực này chia sẻ chung nguồn cung cấp máu với não, do vậy mọi nhiễm trùng tại đây đều có nguy cơ lây lan đến não.

Gây nhiễm nấm và các loại virus, vi khuẩn


 Khi bạn ngoáy mũi, nếu tay bạn bị nhiễm nấm, virus hoặc vi khuẩn gây bệnh thì những tác nhân này sẽ xâm nhập vào mũi và gây bệnh.

Khiến bệnh viêm xoang nặng hơn

Khi bạn bị cảm lạnh hay viêm xoang mà lại giữ thói quen ngoáy mũi thì rất có thể bạn sẽ khiến hai căn bệnh này có nguy cơ nặng hơn. Bởi vì bạn đã mời gọi hàng triệu vi khuẩn dưới móng tay, ngón tay của bạn vào mũi của mình. Từ đây, chúng có thể du hành trong xoang mũi của bạn và sinh sôi nảy nở dẫn đến nhiễm trùng xoang mũi.

Làm sao để trẻ bỏ thói quen ngoáy mũi

Ngoáy mũi là một thói quen xấu mất vệ sinh rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nằm trong nhóm các tật xấu cắn móng tay, nghiến răng… Thường thì trẻ ngoáy mũi khi chúng cảm thấy chán, mệt mỏi hay căng thẳng. Việc làm này có thể đưa các loại vi khuẩn gây bệnh vào mũi qua ngón tay trẻ.

Để hạn chế trẻ ngoáy mũi, cha mẹ  không nên trách mắng hay trừng phạt trẻ vì trẻ còn nhỏ chưa ý thức được việc làm của mình, cha mẹ cũng không nên băng ngón tay trẻ lại vì có thể càng kích thích trẻ tái phạm nhiều hơn.

Việc cha mẹ cần làm là hướng dẫn trẻ lau sạch mũi bằng khăn hoặc giấy sạch, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý và quan tâm đến môi trường sống của trẻ. Nếu trẻ bị khô mũi do thời tiết hanh khô thì có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hay nước muối biển. Một mẹo nhỏ khác nữa là nên hướng tay trẻ vào một đồ vật mà trẻ thích khi trẻ có ý định ngoáy mũi.

Những lưu ý khi chăm sóc mũi


– Trước khi vệ sinh mũi cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng.

– Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển dạng sương mù.

– Dùng khăn giấy dai và mềm để lau và lấy gỉ mũi (tránh dùng bông hoặc khăn bông vì có thể gây dị ứng).

– Giữ ấm mũi khi trời lạnh và nhớ đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi.

– Khi mũi có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát, chảy máu… thì nhớ đến gặp bác sĩ ngay để có cách chữa trị an toàn nhé!

 

TUỆ ANH(Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam