Dòng sự kiện:

Ngừng ngay những thói quen xấu này nếu không muốn mắc tiểu đường

16:10 03/03/2016
Mệt mỏi, cáu gắt và nhìn mờ là những dấu hiệu có thể cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

 

 

 

Tiểu đường hay còn được gọi với cái tên “sát thủ thầm lặng” bởi chúng không biểu hiện ra bên ngoài và khó có thể phát hiện. Tuy nhiên, mỗi năm có hàng triệu người trên thế giới mắc căn bệnh này.

Người mắc bệnh tiểu đường thường giữ lượng đường trong cơ thể khá nhiều dẫn tới tình trạng béo phì, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Bệnh tiểu đường thường bắt nguồn từ một số thói quen xấu như:

1. Bỏ bữa

Bỏ bữa là thói quen ăn uống không lành mạnh, nó góp phần không nhỏ dẫn tới bệnh tiểu đường. Bởi việc bỏ bữa sẽ ảnh hưởng tới hàm lượng đường trong máu của bạn.

2. Chế độ ăn thiếu chất xơ (Fibre)

Nếu bạn chỉ ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột mà không có chất xơ sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi vì thiếu máu.

Cách tốt nhất là nên thay đổi thói quen này của bạn để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

3. Ăn đêm

Khi chán nản và mất ngủ dễ dẫn đến ăn làm tăng lượng calo vào buổi đêm. Đây là một trong những thói quen ăn uống gây hại cho cơ thể và đây là con đường dễ dẫn đến bệnh tiểu đường nhất.

4. Căng thẳng

Nếu gia đình bạn có tiền sử về bệnh tiểu đường thì cách tốt nhất giúp bạn giảm thiếu nguy cơ tiểu đường là quản lý căng thẳng, tránh để cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi quá mức.

Bởi cortisol có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn.

5. Chọn lựa tinh bột

Bánh mì và gạo là một thành tố quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của bạn.

Tuy nhiên, nó chính là thủ phạm dẫn đến lượng đường trong máu không lành mạnh dễ gây bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, bạn cần giảm bớt chúng mà thay vào đó là các loại rau, củ, quả...

Chính vì bệnh tiểu đường là căn bệnh khó phát hiện nên nhiều người thường để bệnh nặng, khó chứa mới đi thăm khám. Chính vì thế, nếu thấy cơ thể có những biểu hiện sau, đó có thể là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường bạn không nên bỏ qua:

1. Khát nước

Một trong những yếu tố nguy cơ khá rõ là khát nước. Bình thường nếu khát nước có nghĩa là cơ thể chúng ta đang thiếu nước. Nhưng nếu khát nước quá mức là điều không bình thường và có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có mức đường huyết trong máu cao sẽ lấy nước từ các tế bào pha loãng đường có trong máu làm các tế bào trong cơ thể thiếu nước kích thích não điều chỉnh cảm giác khát của cơ thể để bù nước. Vì nguyên nhân này mà bệnh nhân tiểu đường thường uống rất nhiều nước.

Dấu hiệu cũng dễ nhận thấy nhưng hay bị bỏ qua vì triệu chứng dễ bị lẫn sang những bệnh khác là cơ thể cảm thấy mệt mỏi, gắt gỏng, mất ngủ.

2. Mệt mỏi và cáu gắt


Tiểu đường khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên, và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu.

3. Nhìn mờ

Nhìn nhòe, thấy chớp sáng hoặc thấy vật bay qua là hậu quả trực tiếp của lượng đường trong máu tăng cao. Đó là vì khi glucose máu cao, nó làm thay đổi hình thái của thủy tinh thể và mắt. Tin vui là triệu chứng này sẽ đảo ngược khi đường máu trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu để tình trạng đường máu cao không kiểm tra trong thời gian dài, glucose sẽ làm thay đổi tròng mắt vĩnh viễn, có thể gây mù, và không thể phục hồi.

4. Ngứa ran hoặc tê bì

Hiện tượng ngứa ran và tê bì ở bàn tay, bàn chân, cùng với cơn đau nóng bỏng hoặc sưng, là các dấu hiệu cho thấy các dây thần kinh đang bị bệnh tiểu đường phá hoại."Nếu các triệu chứng đó mới xuất hiện, có thể sẽ đảo ngược được". Đó là lý do vì sao chúng ta phải cố gắng kiểm soát đường máu càng sớm càng tốt.

Chi Chi (tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam