Người phụ nữ mắc ung thư ruột sau khi sinh con vì nguyên nhân không ngờ
Đối với một người mẹ, không có gì tàn nhẫn hơn là phải xa cách con cái. Cô Triệu 30 tuổi ở Chiết Giang (Trung Quốc), năm ngoái mới sinh em bé. Sau khi sinh con, cô luôn cảm thấy cơ thể không thoải mái, rất hay bị tiêu chảy. Nhưng vì mải chăm con, trong suốt một thời gian dài, cô Triệu không chú ý đến điều này.
Sau khi sinh con, cô Triệu thường xuyên bị tiêu chảy
Khi cơ thể mệt mỏi và hiện tượng tiêu chảy kéo dài không giảm, cô Triệu quyết định đến bệnh viện để khám. Kết quả kiểm tra khiến cô và cả đình đều sốc, cô Triệu bị ung thư ruột kết ở giai đoạn giữa. Bác sĩ cho biết, may mắn là phát hiện sớm nên tế bào ung thư của cô Triệu chưa phát triển nặng, tỉ lệ hồi phục sau điều trị rất cao.
Cô Triệu được chỉ định lập tức nhập viện để điều trị, khiến đứa trẻ chưa đầy 1 tuổi đã phải sống xa mẹ. Nằm trên giường bệnh bà mẹ trẻ suy nghĩ một cách nghiêm túc lý do khiến bản thân bị ung thư khi mới 30. Thông qua những cuộc nói chuyện với các bác sĩ, y tá và đối chiếu với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mình, cô Triệu đã tổng kết lại 6 nguyên nhân gây nên bệnh ung thư ruột kết:
Rất may ung thư của cô Triệu chưa quá nặng
1. Những người thân trong gia đình có thể có gene di truyền ung thư, bà nội đã mất vì ung thư ruột, còn mẹ bị ung thư phổi.
2. Thông thường, thời gian làm việc và nghỉ ngơi không có quy luật, thường xuyên thức khuya, ngủ muộn, ăn sáng luôn sau khi ngủ dậy.
3. Tính cách tương đối nóng giận, thường xuyên khó chịu và to tiếng với người khác.
4. Không thích vận động, ít tập thể dục, đặc biệt là sau khi sinh con, cô rất ít vận động và không tập thể thao.
5. Thích ăn thịt, đặc biệt là ăn thịt nướng, gà rán, không thích ăn rau và trái cây.
6. Sau khi sinh con, về cơ bản buổi tối không được ngủ đủ giấc, các dây thần kinh bị kích thích, suy giảm hệ miễn dịch.
Ung thư ruột kết là gì?
Ung thư ruột kết hay còn gọi là ung thư trực tràng, đây là căn bệnh ung thư đứng hàng thứ ba sau ung thư dạ dày và ung thư đại tràng. Bệnh ung thư ruột kết, là một trong những loại u ác tính thường gặp, ở lứa tuổi từ 40-50 có khả năng mắc bệnh khá cao, hiện nay bệnh ung thư ruột kết ngày càng trẻ hóa.
Ung thư ruột kết xuất phát từ các tế bào trong ruột già, do sự phát triển và phân chia một cách mất kiểm soát của các tế bào. Căn bệnh này có nguồn gốc từ những khối u nhỏ, lành tính xuất hiện từ các thành trong của ruột già. Nếu không nội soi và loại bỏ ngay, khối u lành có thể phát triển thành u ruột kết ác tính. Theo thời gian, các mô khỏe mạnh bên trong khối u sẽ bị xâm nhập, gây ra nhiều biến chứng.
Biểu hiện của ung thư ruột kết
Cũng giống như các bệnh ung thư khác, thường thì ở giai đoạn đầu bị bệnh rất khó có thể xác định và biết được mình mắc bệnh hay không. Tuy nhiên, khi mắc ung thư ruột kết, bệnh nhân thường có những biểu hiện sau:
- Đại, tiểu tiện bất thường (bị tiêu chảy hoặc táo bón).
- Người mắc ung thư ruột kết dù đi vệ sinh xong luôn có cảm giác chất thải vẫn còn trong ruột.
- Nghiêm trọng hơn, người bệnh bị đi tiểu ra máu đỏ hoặc sẫm lại
- Khi đi đại tiện, thấy phân bị ép nhỏ hơn bình thường
- Khi đánh rắm, cảm thấy đau. Bụng hay có cảm giác đầy hơi, sưng phù, khó chịu.
- Thường xuyên buồn nôn, ói mửa, ăn mất ngon miệng
- Sụt cân nhanh, không rõ nguyên nhân
- Bệnh nhân luôn trong trạng thái cảm thấy mệt mỏi, rã rời, chán nản, mất sức rất nhiều...
Và một biểu hiện khá quan trọng của bệnh ung thư ruột kết, đó là tình trạng co thắt dạ dày. Điều này xảy ra do khối u làm tắc ruột và chặn đường đi của các khí trong hệ tiêu hóa, gây ra những cơn co thắt dạ dày bất thường.
Khi những cơn co thắt ấy kèm theo đau thì khả năng cao là khối u đã chọc vào thành ruột. Vì vậy lời khuyên tốt nhất cho bạn là nếu gặp phải những biểu hiện trên thì nên thăm khám và điều trị nhanh chóng.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Không nên ăn thịt, cá, cơm khi bị ung thư?
- Những người rất dễ mắc ung thư vú, khi phát hiện đã giai đoạn cuối
- Những sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi cho trẻ dùng thuốc
- Khoa học chỉ ra siêu thực phẩm phòng chống nhiều loại ung thư
- Ăn gạo lứt, muối vừng có giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư?
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua