Những người rất dễ mắc ung thư vú, khi phát hiện đã giai đoạn cuối
Những người dễ tức giận, nổi nóng dễ mắc ung thư vú
Các bằng chứng khoa học cho thấy, trong tỉ lệ người mắc ung thư vú có tới hơn một nửa là do bản thân luôn mang theo những năng lượng tiêu cực.
Có một cá tính còn được gọi là tính cách ung thư, điều đặc biệt đáng nói ở đây là có một nhóm người không giỏi trong việc tiếp xúc với mọi người, sống hướng nội, thường hờn dỗi, hoặc thường giận dữ, và thường cảm thấy mọi thứ xung quanh đều có gì đó xấu xa, nhìn cuộc sống tiêu cực, ganh ghét sẽ thực sự làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Tự ý dùng thuốc nội tiết kéo dài
Hiện nay rất nhiều chị em phụ nữ truyền tai nhau việc uống các thuốc cân bằng nội tiết tố để kéo dài tuổi xuân, giữ gìn nhan sắc, giữ được độ sung mãn trong tình dục nhờ vào việc kéo dài thời kỳ kinh nguyệt.
Đây là nhu cầu rất chính đáng đồng thời giữ gìn được sức khỏe, hạnh phúc gia đình của phụ nữ. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách theo chỉ định của bác sĩ, lạm dụng thuốc,…khiến làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ.
Lạm dụng kem chống nắng
Sử dụng kem chống nắng giúp bạn bảo vệ được làn da của mình rất tốt, tránh sự tác động của các tia UV gây ung thư da.
Việc ngăn chặn tia UV của kem chống nắng đồng nghĩa nó cũng ngăn cản sự hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời cho da. Sự thiếu hụt loại vitamin này cũng là một trong những tác nhân gây nên ung thư vú ở nữ giới.
Tình trạng chị em quá “tích cực” bôi kem chống nắng, che chắn quá kỹ khi ra đường vì sợ ung thư da, sợ má không còn hồng, da không còn mịn dưới ánh sáng mặt trời đang diễn ra phổ biến.
Điều đó dẫn đến cơ thể thiếu vitamin D, và cũng là một nguy cơ gây nên ung thư vú.
Một số biện pháp phòng tránh bệnh ung thư vú
1. Không sinh con quá muộn hoặc quá sớm: phụ nữ ngày nay có xu hướng kết hôn và sinh con muộn hơn nhưng lại làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Vì vậy, bạn hãy cố gắng lên kế hoạch sinh con trong độ tuổi được khuyến khích. Bên cạnh đó, nếu có thể hãy cho con bú từ 1 – 2 năm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.
2. Xây dựng một chế độ sống và làm việc lành mạnh: ăn nhiều rau xanh, hạn chế thịt đỏ, dầu mỡ, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, không ngủ muộn, ngủ đủ giấc,… là điều mà một phụ nữ thông thái nên làm để bảo vệ mình khỏi nguy cơ mắc ung thư vú.
3. Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ: khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn biết được tình hình sức khỏe và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Đây là việc mà ai cũng nên làm nhất là những người có tiền sử gia đình hoặc tiền sử bản thân dễ mắc bệnh.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Phát hiện bé gái 3 tuổi mắc ung thư vú
- Tỷ lệ ung thư vú ở Việt Nam đang tăng cao so với 5 năm trước đây
- Phụ nữ thức dậy sớm ít bị ung thư vú
- Mỹ phẩm có thể ảnh hưởng khả năng sinh sản hoặc gây ung thư vú
- Ung thư vú nguy hiểm như thế nào?
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua