Nguy cơ bóng nước có thể dẫn đến tử vong ở trẻ
Tay chân miệng là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em và có khả năng lây lan nhanh, dễ thành đại dịch. Không ít bà mẹ phân vân và lo lắng khi chưa hiểu được hết các triệu chứng cũng như cách phòng tránh dịch bệnh này. Sau đây là một số kiến thức cơ bản về triệu chứng, cũng như cách phòng và chữa bệnh tay chân miệng để chị em tham khảo. Hội chứng chân tay miệng có thể gây viêm não, viêm màng não, liệt, thậm chí tử vong hoặc có di chứng não lâu dài.
Hội chứng chân tay miệng được mô tả đầu tiên vào năm 1956, xuất hiện rải rác khắp nơi trên thế giới. Nhưng nó chỉ được quan tâm trong khoảng 10 năm gần đây, từ khi có một số vụ dịch lớn xảy ra. Tại các quốc gia và vùng lãnh thổ như Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, bệnh được đặc biệt quan tâm vì dễ gây thành dịch với tỷ lệ biến chứng não cao. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè thu và gần như quanh năm ở các nước nhiệt đới; có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến ở trẻ dưới 4 tuổi. Hội chứng này mới được chú ý ở Việt Nam trong vài năm gần đây. Hiện các xét nghiệm khẳng định bệnh vẫn còn phức tạp và đắt tiền, không phải cơ sở y tế nào cũng thực hiện được.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, nguyên nhân gây hội chứng chân tay miệng thường gặp là enterovirus. Virus chủ yếu lây nhiễm qua đường tiêu hóa, trực tiếp phân - miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn... bị ô nhiễm phân người bệnh. Một số ít trường hợp được ghi nhận lây lan qua đường hô hấp.
Virus cư trú trong tai và họng, xâm nhập vào hạch bạch huyết và tăng sinh. Sau đó, virus gây tổn thương đến da, niêm mạc gây phình to và hoại tử tế bào. Sau khi gây tổn thương da, niêm mạc virus không nhân lên nữa, cơ thể xuất hiện kháng thể và hiện tượng nhiễm chấm dứt.
Ở một số trường hợp, virus từ da, niêm mạc trở vào máu lần thứ 2 để đến hệ thần kinh trung ương gây viêm não, viêm màng não, liệt. Đồng thời, cơ thể sản xuất kháng thể và virus ở da, niêm biến mất. Tuy nhiên, virus ở đường ruột có thể hiện diện kéo dài đến 17 tuần lễ.
Bóng nước ở tay là triệu chứng quan trọng nhất, cộng thêm các biểu hiện sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi và có phát ban. Đó là những nốt hồng ban đường kính vài mm, nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bóng nước. Sang thương ở miệng có dạng vết loét, đường kính từ 4-8 mm, thường ở phía trong miệng, trên lưỡi, vòm miệng, lợi răng... làm trẻ nuốt đau. Bóng nước mọc ở long bàn tay, lòng bàn chân, cẳng chân, cánh tay, vùng mông.
Huy hiểm nhất là virus tấn cồn vào hệ thần kinh trung ương khiến trẻ rối lạn trí giác, hôm mê, co giật. Bé có thể tử vong hoặc phục hồi sau một thời gian điều trị, nhưng vẫn còn những rối loạn tâm thần kinh kéo dài.
Bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn, viêm da do virus herpex hoặc thủy đậu. Để xác định hội chứng chân tay miệng do enterovirus, cần làm xét nghiệm.
[mecloud]yY6OrkOltu[/mecloud]
Trẻ mắc hội chứng chân tay miệng thường khỏi trong vòng 1 tuần lễ nếu được điều trị đúng cách, không có biến chứng. Những bóng nước mới đầu có dịch trong (lúc bội nhiễm sẽ gây đục), sau đó sẽ lành không để lại sẹo. Nếu không được điều trị đúng cách hoặc diễn tiến nặng, bệnh sẽ gây những biến chứng rất nặng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim. Biến chứng não rất dễ dẫn tới tử vong.
Cách phòng tránh cho trẻ
Cho trẻ súc miệng mỗi ngày, chăm sóc da bằng cách tắm nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bóng nước hay trầy sướt da, thay quần áo sạch hằng ngày. Nên cắt móng tay để giảm tổn thương da do gãi ngứa. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước như nước đun sôi để nguội, nước trái cây, nước canh, nước cháo.
Theo dõi diễn biến các tổn thương da và tình trạng chung của trẻ. Khi trẻ có những dấu hiệu như sốt cao, nhức đầu, nôn ói nhiều, lơ mơ, co giật, mệt nhiều, cần đưa đến bệnh viện ngay để được điều trị các biến chứng.
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua