Dòng sự kiện:

Nguy hại chết người từ việc tự ý truyền nước vào cơ thể

22:20 10/10/2015
Cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, nhiều người thường tìm tới bác sĩ để yêu cầu truyền nước cho tỉnh. Tuy nhiên, việc làm này là không nên vì nó rất nguy hại cho sức khỏe, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

 

 

 

[mecloud]PQQlS81zPR[/mecloud]

Truyền nước hoặc truyền nước hoa quả để giảm thiểu mệt mỏi là biện pháp mà nhiều người thường áp dụng. Nhiều người thường tìm tới các bác sĩ tư để truyền nước nhưng cũng có người tự ý nằm và truyền nước ở nhà.

Cũng đã có nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân của mình không nên áp dụng biện pháp này để phục hồi sức khỏe, nhưng, có vẻ như đã không hữu hiệu vì nhiều trường hợp phải nhập viện khẩn cấp vì biến chứng của việc tự ý truyền nước.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện  Bạch Mai) cho hay, dịch truyền có nhiều loại tùy theo tác dụng, trong đó phổ biến là loại cung cấp đường, muối và chất điện giải như glucose 5%, 10%; cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng... Việc một số người cứ thấy sốt, mệt mỏi lập tức nghĩ đến truyền dịch là quan niệm sai lầm.

Điển hình là trường hợp ông Đ.V. L (Hoài Ân, Bình Định) bị cảm sốt nên gọi người đến truyền nước. Sau khi truyền nước được vài phút, ông có biểu hiện co giật, sốc và tử vong trên đường đưa đi cấp cứu.

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức – Đại học Y dược TP HCM phân tích truyền dịch là giải pháp tối ưu cho sức khỏe vì chúng chỉ thực sự có lợi khi cơ thể chúng ta cần thiết, thông tin từ Gia đình và Xã hội.

Dịch truyền là dạng thuốc cần thiết trong trường hợp bệnh nặng cần cấp cứu hoặc trong trường hợp người bệnh không thể uống thuốc. Nhưng dùng loại dịch truyền nào, liều lượng ra sao phải tùy vào từng trường hợp cụ thể và có sự theo dõi của thầy thuốc. Đặc biệt, ở nhà không có các thiết bị y tế để trợ giúp trong trường hợp bất trắc xảy ra nên người bệnh tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch tại nhà.

“Kỹ thuật truyền tuy khá đơn giản nhưng có thể gặp tai biến. Nhẹ thì gây sưng phù, đau tại vùng tiêm truyền. Nặng gây sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch truyền. Hơn nữa, truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải và dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù ở tim, thận…”- PGS.TS Nguyễn Hữu Đức cho hay.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyên, trước khi truyền cần phải khám tim, phổi, đo mạch… xem tim có khỏe. Khám tim không chỉ khám lâm sàng mà nhiều trường hợp phải xét nghiệm, làm điện tâm đồ mới phát hiện ra bệnh. Khi truyền dịch cần phải khống chế được tổng lượng dịch truyền vào phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Khi nào nên truyền dịch?

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp…; người bệnh không thể ăn, uống được. Những bệnh nhẹ không nên truyền dịch.

Nếu cơ thể mất nước mà vẫn ăn uống được thì truyền dịch không tốt hơn là mấy so với việc bù nước qua đường uống. Mọi người có thể bù nước bằng cách thông thường như với tỷ lệ 5g đường/100ml dung dịch thì việc truyền cho trẻ một chai Gglucose 5% chỉ tương đương với việc cho trẻ uống gần một thìa cà phê đường. Hay truyền một chai dung dịch muối 9% chỉ như uống một bát canh nhạt.

Những trường hợp không nên truyền dịch:

Người bị suy tim, quả tim đã bóp yếu mà truyền dịch vào nhanh quá tim không bóp được dẫn đến ứ nước trong phổi, làm phù phổi, suy tim, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Người bị suy thận, đặc biệt ở thể thiểu niệu hay vô niệu mà đưa dịch truyền vào nhanh quá, thận sẽ không thải nổi cũng gây ứ nước trong cơ thể, gây phù…

Bệnh nhân choáng do chạy bộ đổ mồ hôi, mất nước nhiều truyền dịch thì cơ thể sẽ mất cả muối lẫn nước.

Người khỏe truyền hoa quả có thể sinh ra “lười ăn”, phù tim, thận vì đột ngột đưa vào cơ thể lượng dinh dưỡng và lượng nước quá lớn. Do đó, việc truyền dịch cần tuân thủ theo chỉ định bác sỹ, được thực hiện ở cơ sở y tế có cán bộ chuyên môn có dụng cụ và thiết bị xử lý các tai biến.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]SB2N84BHhq[/mecloud]