Nguy hiểm khi dùng tăm bông ngoáy tai ít người biết
Nguy hiểm khi dùng tăm bông để ngoáy tai
Theo báo Công an Nhân dân, bệnh nhân Nguyễn Thị T. nhập viện sau nhiều ngày bị ù tai. Càng bị ù, bệnh nhân càng dùng tăm bông để ngoáy, để lại càng bị ù thêm. Khi vào viện thì ống tai đã bị chảy máu, màng nhĩ bị rách và rất may, được điều trị kịp thời nên tránh được nguy cơ điếc.
Bệnh nhân T. chỉ là một trong rất nhiều bệnh nhân nhập viện do thủng màng nhĩ, rách ống tai, chảy máu và ráy tai bị đẩy sâu vào trong chỉ vì dùng tăm bông lấy ráy tai.
Theo PGS TS Lê Công Định- Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện Bạch Mai), việc ngoáy tai hàng ngày tưởng là bình thường, nhưng lại có thể làm viêm ống tai, gây rối loạn chức năng nội tiết. Nhiều người lấy ráy tai ở hàng gội đầu mà hoàn toàn không biết việc đó có thể gây chấn thương da ống tai, khiến cho tai bị viêm nhiễm nặng hơn, thậm chí lây nhiễm nhấm, HIV.
Từng có bệnh nhân bị viêm tai giữa biến chứng gây viêm màng não, cũng có bệnh nhi bị méo mặt do tổn thương dây thần kinh số 7, hoặc viêm xươnng chũm vì nhiễm trùng rất nặng. Không chỉ giảm sức nghe hoặc điếc, mà viêm tai giữa còn rất nguy hiểm khi có thể gây tử vong.
Mỗi khi đẩy tăm bông vào tai, bạn không chỉ mang vi trùng mới vào tai của mình mà còn đẩy một số ráy tai vào bên trong. Đây là những ráy tai đang trên đường đi ra, nhưng bằng cách ngoáy, bạn lại đẩy nó vào trong khiến bụi bẩn và vi khuẩn cùng với ráy mắc kẹt lại bên trong.
Theo Tech Insider, việc dùng bông tăm ngoáy tai sẽ đưa ráy tai vào sâu hơn bên trong, khiến màng nhĩ không thể rung một cách hiệu quả và làm tổn thương thính giác. Không chỉ vậy, bạn có thể vô tình đâm vào màng nhĩ và làm vỡ nó. Màng nhĩ bị vỡ cuối cùng có thể lành lại, nhưng phải mất thời gian và gây cho bạn rất nhiều đau đớn.
Ráy tai không xấu như bạn tưởng
Ráy tai rất tốt cho bạn và không "bẩn". Chúng giữ an toàn cho đôi tai, chống lại sự xâm nhập của những con côn trùng, giúp bôi trơn ống tai, ngăn chặn tình trạng bị ngứa, ngăn cản nấm gây bệnh phát triển bên trong tai.
Tai là một cơ quan có thể tự làm sạch, vì vậy nó sẽ chăm sóc chính mình. Ráy tai lưu giữ tóc, bụi, da chết. Sau đó, chúng bị đẩy dần ra khỏi tai khi bạn nhai thức ăn và ngáp. Do đó, bạn chỉ nên loại bỏ ráy tai khi chúng tích tụ quá nhiều.
Trong một số trường hợp, một người có thể có quá nhiều ráy tai, có thể ảnh hưởng đến thính giác của họ và làm cho họ đau đớn. Điều này có thể dễ dàng giải quyết bằng việc đến gặp một bác sĩ tai mũi họng - người có thể giúp lấy ráy tai của bạn ra một cách nhanh chóng và không đau.
Ngoáy tai thế nào cho đúng cách?
Chỉ cần nghiêng tai hoặc lấy bông thấm nhẹ khi tai bị nước vào, tuyệt đối không ngoáy tai hàng ngày như nhiều người vẫn thường làm, là khuyến cáo của PGS. TS Lê Công Định.
Khi có vấn đề về tai ở bệnh nhi, tốt nhất hãy đưa bệnh nhân đến với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, để được xử trí kịp thời và đúng cách.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua