Dòng sự kiện:

Nguy hiểm tính mạng của trẻ vì mẹ không tẩy giun định kỳ

17:38 11/11/2015
Nhiễm giun đường ruột làm cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Khi nhiễm giun nặng, giun chui vào ống mật chủ, ống tụy, ruột thừa và các vị trí khác, gây viêm đường mật, viêm túi mật.

 

 

 [mecloud]I425yesKGh[/mecloud]

Nhiễm giun đường ruột là bệnh lý khá phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới. Ở nước ta, theo thống kê có tới 70-80% trẻ em bị nhiễm giun đường ruột, một phần do khí hậu nóng ẩm, phần khác do môi trường ô nhiễm, thói quen ăn uống thiếu vệ sinh, trẻ không được cha mẹ tẩy giun định kỳ. 


Trẻ em là đối tượng dễ mắc nhiễm giun nhất.

Các trường hợp mắc bệnh giun (các tỉnh phía Nam gọi là lãi) cực kỳ phổ biến. Giun sống ký sinh ở người gồm nhiều loại: thường gặp nhất là giun đũa, tiếp đến là giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn... Tỷ lệ nhiễm giun đặc biệt là giun đũa rất cao. Ở các tỉnh miền Bắc nhiều nơi có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao tới 86 - 98% (trung bình là 70 - 85%); còn ở miền Nam thì vào khoảng 20 - 35%.Người lớn nhiễm giun đũa thường là do ăn rau sống có lẫn trứng giun, thức ăn bị phơi nhiễm do bụi và ruồi, nhặng, gián... Trẻ em, ngoài giun đũa còn dễ bị giun kim vì chơi nghịch đất cát có lẫn trứng giun, hoặc gãi vùng hậu môn (do giun bò ra đẻ trứng và gây ngứa) rồi đưa tay lên miệng và nuốt phải trứng giun...

Nhiễm giun đường ruột làm cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn.

Nhiễm giun đường ruột làm cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Khi nhiễm giun nặng, giun chui vào ống mật chủ, ống tụy, ruột thừa và các vị trí khác, gây viêm đường mật, viêm túi mật, áp xe gan do vi khuẩn, viêm tụy hoặc hoàng đản tắc mật. Nếu trẻ bị nhiễm giun rất nặng, các búi giun có thể gây tắc ruột. Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa chỉ đứng thứ hai sau viêm ruột thừa. Tắc nghẽn ruột kéo dài có thể trở nên phức tạp với biến chứng lồng ruột, xoắn ruột, xuất huyết hoặc hoại tử ruột. Với các bệnh nhân mắc bệnh thương hàn, giun có thể xuyên thủng thành ruột bị mỏng.

Trẻ nhiễm giun và tắc ruột do giun sao?


Bé bị nhiễm giun biểu hiện ra sao?

Trẻ nhiễm giun đường ruột có thể có các biểu hiện như sau: Chậm phát triển về chiều cao và cân nặng, có thể trẻ còn bị suy dinh dưỡng; sụt cân bất thường; hay buồn nôn và nôn; đau quặn bụng; có giun trong phân. Trẻ thường gầy gò, ốm yếu, xanh xao, bụng to bè, chậm lớn, biếng ăn, dễ nôn mửa. Ngoài ra, bé thường xuyên đau bụng quanh rốn, bị rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng. Mẹ có thể phát hiện thêm dấu hiệu bé bị nhiễm giun dựa vào thói quen trằn trọc, gãi hậu môn do ngứa trong lúc ngủ.

Nếu trẻ bị tắc ruột do giun thì có thể nhận biết qua các triệu chứng như: Trẻ bị đau quặn bụng, cơn đau tăng dần; nôn ra giun; khám thấy thành bụng căng, kích thích phúc mạc vùng bụng, nhu động ruột giảm, để lâu sẽ có dấu hiệu không đại tiện được, nước tiểu ít.

 

Nếu không phát hiện bệnh và tẩy giun cho bé kịp thời, hậu quả để lại rất nguy hiểm. Giun có thể chui vào ống mật làm tắt ống mật, chui vào mạch máu, qua gan qua phổi… Sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ vì thế mà bị ảnh hưởng trầm trọng.

Biện pháp hạn chế nhiễm giun


Tẩy giun định kỳ: Tốt nhất các bậc phụ huynh nên tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần. Tẩy giun thời gian quá sớm hoặc quá muộn so với mức 6 tháng/lần đều không tốt. Bởi thời gian cho mỗi lần tẩy giun cách nhau vài năm có thể không loại bỏ hết giun ra khỏi cơ thể. Ngược lại, tẩy giun quá sớm thì không cần thiết bởi nguy cơ tái nhiễm giun chưa xuất hiện.


Chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ: Không để trẻ em chơi nơi đất cát, cắt móng tay thường xuyên vì trẻ để móng tay dài dễ nhét đất cát và lây nhiễm trứng giun. Không nên cho trẻ đi chân đất hoặc bò lê la dính đất để tránh ấu trùng giun móc chui qua da. Cho trẻ rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Người lớn cũng cần rửa tay sạch khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.

Vệ sinh đồ chơi thường xuyên: Trẻ thường xuyên cầm nắm đồ chơi hoặc cho vào miệng. Vì vậy, đồ chơi của trẻ cần được vệ sinh thường xuyên để không trở thành nơi phát tán nguồn bệnh.

Thực phẩm sạch: Sử dụng nguồn thực phẩm sạch, nước sạch không bị nhiễm trứng giun để nấu ăn cho trẻ. Luôn đảm bảo trẻ được ăn chín uống sôi. Thức ăn đậy kín không để ruồi, nhặng đậu vào.

Vệ sinh môi trường: Không để rác thải bừa bãi gần trẻ. Xử lý tốt phân, nước, rác xung quanh nhà cửa, bếp núc. Không dùng phân tươi bón ruộng, vườn.

 

Muốn loại bỏ nguồn lây nhiễm thì người lớn phải là tấm gương của con trẻ, phải cương quyết loại bỏ những tập quán chưa hợp vệ sinh, phải ăn chín, uống sôi (nước nấu sôi để nguội), xử lý các chất thải sạch sẽ (không phóng uế bừa bãi). Phải đảm bảo 3 sạch: ăn sạch, uống sạch, ở sạch. Rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt trước khi chế biến các món ăn, chuẩn bị cơm cho trẻ, trái cây, trước khi ăn nên rửa sạch, gọt vỏ.

 

Đối với trẻ em: Bỏ thói quen mút tay của trẻ vì mút tay trẻ dễ bị nhiễm giun kim và trứng giun kim có thể tồn tại trên bề mặt quần áo, chăn mền và đồ chơi khoảng 2, 3 tuần. Không để bé trườn, lăn, lê, bò toài dưới nền nhà không lau chùi sạch sẽ. Trẻ 2 tuổi trở lên nên uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần theo chỉ định của bác sĩ.

[mecloud]x1cyGOGo0k[/mecloud]

 

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam