Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt cũng như sự phát triển của bé. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, quấy khóc, chán ăn...Điều này gây phiền lòng cho các bậc cha mẹ. Vì vậy cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện
Hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện dần theo thời gian. Vì vậy khi trẻ chào đời, các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa hoạt động chưa thực sự hiệu quả và rất dễ bị tấn công. Do đó việc cung cấp thức ăn cho trẻ quá tải hay không đảm bảo vệ sinh dễ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, từ đó dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Dùng thuốc- một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Khi cha mẹ cho trẻ dùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh không những tiêu diệt các vi khuẩn gây hại mà ngay cả những vi khuẩn có lợi chưa phát triển hoàn thiện cũng bị ảnh hưởng. Thêm vào đó hệ miễn dịch của bé còn non yếu nên việc sử dụng thức ăn, nước uống gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa của trẻ. Và từ đó có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, nôn trớ.
Cho trẻ dùng thuốc không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa do sức đề kháng của trẻ còn yếu
Sức đề kháng và khả năng miễn dịch của bé còn non yếu nên chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường hay chế độ ăn uống cũng là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, tấn công. Đặc biệt với những trẻ không được bú sữa mẹ thường xuyên và phải cai sữa sớm thì tỷ lệ mắc chứng rối loạn tiêu hóa rất phổ biến, cao hơn nhiều lần so với những trẻ được bú sữa mẹ trong thời gian dài. Vì vậy lời khuyên là trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ sớm ngay khi chào đời và nên cho bé bú sữa mẹ đến 18 tháng tuổi để tăng sức đề kháng, phòng ngừa nhiều loại bệnh viêm nhiễm, hô hấp, tiêu hóa,...
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do thay đổi chế độ ăn uống một cách đột ngột
Khi bước vào thời kỳ ăn dặm cùng nhiều loại thức ăn mới, lạ nên cơ thể bé chưa thích nghi kịp. Điều này dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Vì thế cha mẹ cần cho trẻ làm quen với thức ăn mới một cách từ và không bắt ép trẻ ăn một lúc quá nhiều thức ăn mới.
Thay đổi chế độ ăn đột ngột khiến hệ tiêu hóa của trẻ không thích nghi kịp dẫn đến rối loạn tiêu hóa
Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh cũng khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Môi trường ô nhiễm, mất vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Vì vậy trẻ cần được đảm bảo vệ sinh chân tay, nơi ở, môi trường sạch sẽ để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh. Ngay cả những người lớn chơi, chăm sóc trẻ cũng cần đảm bảo giữ tay chân, cơ thể sạch sẽ, tránh truyền nhiễm mầm bệnh cho bé. Đặc biệt không cho trẻ tiếp xúc với động vật hay vật nuôi để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.
Dù nguyên nhân nào khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa cũng cần điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ. Đặc biệt cha mẹ cần chăm sóc, bảo vệ con yêu toàn diện để trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.
Nguyễn Nhàn
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua