Nguyên nhân và cách phòng ngừa nước ăn chân
Bệnh nước ăn chân hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu biết cách và giữ vệ sinh sạch sẽ. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh nước ăn chân và cách phòng ngừa hiệu quả.
Những nguyên nhân gây nước ăn chân
Nguyên nhân chính gây ra bệnh nước ăn chân là do nấm kí sinh thuộc họ Trichophyton gây ra. Loại nấm này sinh trưởng, phát triển tại những nơi ẩm ướt, nhiều bùn lầy.
Tại nước ta vào mùa mưa lũ, hệ thống thoát nước còn hạn chế nên tình trạng ngập úng thường diễn ra trong một thời gian dài. Đây là cơ hội để nấm Trichophyton có cơ hội phát triển và tấn công gây hại.
Nấm Trichophyton là nguyên nhâ chính gây bệnh nước ăn chân
Thêm vào đó việc sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên lội bì bõm trong nước bẩn nên rất dễ dẫn đến bệnh nước ăn chân.
Nước ăn chân cũng là căn bệnh thường xuyên xảy ra với những người làm công việc thường xuyên phải tiếp xúc với nước, môi trường ẩm ướt như công nhân rửa chai lọ, các công nhân làm việc trong ngành công nghiệp chế biến hải sản,... Hay những người thường xuyên mang giày mang tát bít kín.
Phòng ngừa bệnh nước ăn chân hiệu quả trong mùa mưa lũ
Các cụ xưa đã có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì thế trong mùa mưa lũ chúng ta cần phòng ngừa nước ăn chân hiệu quả bằng những việc làm thiết thực dưới đây.
- Giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay chân bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ mầm bệnh.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi để tiêu diệt vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
- Đảm bảo giữ gìn, bảo vệ nguồn nước sạch sẽ cũng như các dụng cu chứa nước phải được khử trùng. Trước khi có mưa lũ hãy tiến hành đậy nắp giếng để ngăn cản súc vật, rác rưởi rơi vào trong giếng.
- Sau lũ lụt phải nhanh chóng tiến hành vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, xử lý, chôn động vật. Sử dụng vôi bột, hoá chất trong quá trình chôn để đảm bảo an toàn.
Vệ sinh tay chân sạch sẽ và phải lau khô sau khi tắm rửa
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, khăn tắm, khăn mặt, giày dép, quần áo cần đảm bảo khô thoáng và phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng.
- Không dùng chung khăn mặt, khăn tắm và các đồ dùng cá nhân khác.
- Sau khi tiếp xúc với nước, bùn bẩn cần rửa tay chân, tắm rửa sạch sẽ, nhất là các kẽ chân. Lau khô cơ thể sau khi tắm, tránh để ẩm ướt.
- Chân tay, giày, bít tất cần giữ khô ráo thường xuyên, tránh để mồ hôi ra ẩm ướt.
Phượng Chi
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua