Nguyên tắc “7 không” khi sử dụng màng bọc thực phẩm để an toàn sức khỏe
Không dùng màng bọc thức ăn thừa
Không nên dùng màng bọc thực phẩm bọc đồ ăn chín, đồ ăn nóng và những thực phẩm chứa dầu mỡ vì sau khi tiếp xúc với những thực phẩm này, thành phần hóa học chứa trong màng bọc sẽ dễ dàng phát huy, thâm nhập vào thực phẩm, gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.
Không hâm nóng thực phẩm trong lò vi sóng khi còn màng bọc
Hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc thực phẩm là thói quen của hầu hết những người sử dụng lò vi sóng.
Đây là một sai lầm tai hại. Bởi màng bọc thực phẩm có thể chứa các chất hóa học như Phthalates và DEHA khi gặp nhiệt độ cao sẽ khiến chúng tan chảy và biến thành chất gây ung thư vô cùng nguy hiểm.
Điều này khuyến cáo với những hộp thức ăn bằng nhựa không đảm bảo chất lượng, không chịu được nhiệt cao trong lò vi sóng.
Không dùng màng bọc cho thực phẩm có tính kiềm, acid, nhiều dầu mỡ
Đối với thực phẩm có tính kiềm hoặc acid như dưa, cà muối, sa lát trộn dấm… không nên sử dụng màng bọc trực tiếp bao phủ sản phẩm. Bạn cũng không sử dụng màng bọc đối với thực phẩm nhiều dầu, mỡ hoặc thức ăn nóng trên 70 độ C. Vì do đặc tính hóa học, các nhà sản xuất phải sử dụng phụ gia DEHP hoặc DEHA để làm mềm và làm trong suốt màng bọc PVC.
Việc thôi nhiễm DEHA, DEHP có nguy cơ gia tăng nếu ở môi trường acid, kiềm hoặc nhiệt độ cao. Các chất độc hại này thôi nhiễm vào thực phẩm sẽ tác động đến hệ thống nội tiết làm phát triển sớm ở trẻ em gái và ảnh hưởng đến sinh sản ở trẻ em trai.
Không dùng bọc dưa chuột, cà rốt, đậu đũa
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu dùng màng bọc thực phẩm để bọc cà rốt, dưa chuột, đậu đũa thì sẽ khiến hàm lượng vitamin C của những loại củ, quả này bị giảm đi nhiều.
Cụ thể, sau 1 ngày sử dụng màng bọc để bảo quản 100g cà rốt thì hàm lượng vitamin C mất đi 3,4mg, đậu đũa giảm 3,8mg, dưa chuột giảm xuống tương đương với 5 quả táo tàu.
Không bọc màng bọc sát vào thực phẩm
Màng bọc cần cách thực phẩm ít nhất 2,5 cm. Vì nếu bọc trực tiếp, các chất có hại trong màng bọc có thể thôi nhiễm, thâm nhập vào thực phẩm, gây ra tác hại khôn lường cho sức khỏe.
Vì thế, nên để thực phẩm trong hộp thủy tinh cao rồi mới bọc bằng màng thực phẩm.
Không mua màng bọc không rõ nguồn gốc
Thị trường màng bọc thực phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Để an toàn cho sức khỏe bản thân và gia đình, bạn nên chọn mua loại màng bọc có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ tên, địa chỉ của nhà sản xuất, sản phẩm đã được đăng ký, chứng nhận về chất lượng.
Nên lựa chọn sản phẩm màng bọc thực phẩm PE vì thường không chứa thành phần DEHA, DEHP độc hại. Cách nhận biết loại màng bọc PE là chúng thường trong suốt, bề mặt bóng láng, mềm dẻo, độ đàn hồi tốt, dễ kéo dài, dễ bị đốt cháy bằng lửa và cháy rất nhanh, không tắt và hầu như không tạo ra mùi khi cháy.
Không bảo quản màng bọc ở nơi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp
Sau khi mua về sử dụng, bạn cần bảo quản màng bọc ở nơi có nhiệt độ trung bình. Nếu bảo quản ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc quá thấp dễ làm màng bọc biến chất và sinh độc tố. Đặc biệt, không sử dụng màng bọc có dấu hiệu nấm mốc, bị sun, có mùi lạ.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất: [mecloud]HSm6c15Uvh[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua