Dòng sự kiện:

Nguyên tắc 7 "Không" phải nhớ khi ăn cà rốt

21:26 08/01/2016
Cà rốt là loại thực phẩm rẻ tiền nhưng lại có rất nhiều lợi ích sức khỏe.

Tin liên quan

[mecloud]NmMy4kBmEA[/mecloud]

Lợi ích sức khỏe của cà rốt:

Kháng viêm: Cà rốt có thể làm giảm đau cơ, nhức đầu, đau bụng và các vấn đề khác liên quan đến viêm. Bạn có thể ăn sống hoặc hấp, một trong hai cách rất dễ làm.

Chống ung thư: Một lợi ích vô cùng quan trọng của cà rốt là giúp chống ung thư. Cà rốt rất giàu vitamin C và vitamin A ở dạng beta-carotene mà nổi tiếng với việc kích thích sản xuất tế bào bạch cầu và do đó giúp cơ thể chống lại tế bào ung thư.

Cải thiện tiêu hóa: Cà rốt là một trong những thực phẩm giàu chất xơ nhất. Bạn nên ăn cà rốt nếu mắc hội chứng ruột kích thích và các vấn đề khác. Cà rốt giúp ổn định hệ tiêu hóa nói chung bởi vì có chứa vitamin B và magiê.

Cà rốt rất giàu chất xơ: Chúng ta đều biết rằng ăn nhiều chất xơ rất có lợi cho sức khỏe. Cà rốt chứa rất nhiều chất xơ hữu ích, trong khi lại có ít calo. Vì vậy, nếu bạn đang đói, ăn cà rốt sẽ khiến bạn mau no hơn và dễ tiêu hóa hơn.

Chống lão hóa:Cà rốt là một trong những loại rau tốt nhất để giúp bạn trông trẻ trung. Cà rốt không chỉ có tác dụng chống lão hóa trên cơ thể mà còn trên não của bạn. Ăn cà rốt mỗi ngày để giữ cho cơ thể của bạn tươi trẻ trong thời gian dài.

Kháng khuẩn: Một điều bạn cần biết về cà rốt là khả năng chống lại vi khuẩn xấu. Cà rốt có thể giúp chống lại virus và ký sinh trùng một cách tự nhiên.

Trị mụn trứng cá: Một điều tuyệt vời về cà rốt là giữ cho làn da của bạn nhẵn nhụi và rạng rỡ với sự giúp đỡ của vitamin A trong đó. Ăn cà rốt giúp chống lại mụn trứng cá, viêm nhiễm và các vấn đề khó chịu khác trên da của bạn. Ăn cà rốt cũng là cách hữu ích, tự nhiên và giá rẻ hơn so với bất kỳ phương pháp điều trị nhân tạo nào để cải thiện làn da của bạn.

Lưu ý khi ăn cà rốt:

Không ăn sống, không hầm quá kỹ

Theo các nghiên cứu khoa học, cà rốt nấu chín, lượng chất carontene hấp thụ vào cơ thể khi ăn tốt hơn cà rốt sống. Bên cạnh đó, do sở hữu lớp vách tế bào cứng nên cà rốt nếu không nấu chín sẽ rất khó giải phóng hết các chất dinh dưỡng bên trong, đặc biệt là tiền chất vitamin A.

Nhiều bà nội có thói quen hầm cà rốt kèm các món ăn khác. Điều này là hoàn toàn không nên bởi vốn dĩ trong cà rốt có rất nhiều nitrat, khi nấu cà rốt quá lâu và quá kỹ chất này sẽ đẩy nhanh quá trình biến thành nitri một hoạt chất gây độc. Chất nitri này khi vào cơ thể nếu ít thì gây hại cho sức khỏe, nếu nhiều có thể dẫn đến tử vong đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Không ăn khi bị táo bón

Theo các chuyên gia, cà rốt có tác dụng hiệu quả khi bị tiêu chảy, đặc biệt với trẻ em khi bị tiêu chảy nếu ăn cháo cà rốt, uống nước cà rốt sẽ có tác dụng hữu hiệu.Vì trong cà rốt tuy có lượng chất xơ rất dồi dào nhưng ở dạng không hòa tan, nếu ăn quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ làm tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón.

Không ăn kèm với các loại củ quả có nhiều vitamin C

Trong cà rốt có một loại enzyme tấn công mạnh mẽ phá hủy các vitamin C, đây là loại vitamin quan trọng và vô cùng cần thiết nhưng lại rất dễ mất đi trong quá trình chế biến. Chính vì vậy, hàm lượng vitamin C ít ỏi dễ dàng bị enzyme có trong cà rốt phá hủy hết, làm hao hụt loại vitamin quý giá này.

Không ăn kèm thủy, hải sản có vỏ


Các loại thủy hải sản có vỏ đặc biệt là tôm hay cua khi ăn kèm với cà rốt có thể gây ngộ độc nguy hiểm. Điều đó là do trong vỏ các các loài trên thường chứa 1 lượng lớn các asen hóa trị 5, khi kết hợp với vitamin C có nhiều trong cà rốt sẽ bị biến thành asen hóa trị 3. Đây là hoạt chất có tên gọi khác là thạch tín, chứa làm lượng độc tố cực cao rất nguy hiểm.

Không gọt hết vỏ, nạo nhỏ khi ăn

Nhiều người có thói quen gọt sạch vỏ cà rốt hay nạo nhỏ khi nấu ăn. Tuy nhiên, đa số chất dinh dưỡng có trong cà rốt nằm nhiều ở phần vỏ bên ngoài, bởi vậy chỉ nên cạo mỏng lớp vỏ bên ngoài chứ không nên gọt hết vỏ để giữ tối đa các vitamin và muối khoáng có trong cà rốt.

Ngoài ra, không nên nạo nhỏ trước khi nấu, vì nếu cắt nhỏ cà rốt sẽ khiến 50% các protein và carbohydrate hòa tan biến mất.

Không để lại lá sau khi mua về

Rất nhiều bà nội trợ khi chọn mua thường lấy những củ còn cả lá, sau đó đem về nhà bảo quản một thời gian sau mới đem ra sử dụng. Điều này sẽ khiến cho các vitamin, muối khoáng và nước rút dần khỏi củ chuyển lên lá, khiến cho mất đi lượng lớn các chất dinh dưỡng, làm cho cà rốt bị mềm thời gian sử dụng bị rút ngắn.

Không ăn thường xuyên

Ăn lâu dài một số lượng lớn cà rốt không chỉ gây ra tình trạng ngộ độc cà rốt do tăng methemoglobine máu mà lượng carotene cao tích trữ trong cơ thể không được chuyển hoá hết cũng sẽ gây ứ đọng ở gan gây chứng vàng da (biểu hiện rõ nhất ở chóp mũi, lòng bàn tay, gan bàn chân…), ăn không tiêu, mệt mỏi...

Tình trạng này tuy chỉ gây ảnh hưởng thẩm mỹ, không nguy hiểm và dễ kiểm soát (chỉ cần ngưng hay giảm ăn cà rốt một thời gian sẽ hết vàng da) nhưng cũng dễ làm người bệnh lo lắng. Vì vậy, tốt hơn hết nên ăn đúng liều lượng cần thiết.

Chi Chi (tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

 Video hot: [mecloud]vukKFI2386[/mecloud]