"Nhận diện" viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Viêm đường hô hấp trên là tập hợp của nhiều bệnh khác nhau ở trẻ nhỏ như viêm mũi, họng, viêm thanh quản, viêm VA, cảm lạnh… Những bệnh này thường không nghiêm trọng và bố mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà. Tuy vậy, không thiếu những trường hợp bệnh lan xuống đường hô hấp dưới hay chuyển sang mãn tính và bé cần được điều trị tại các trung tâm y tế.
Làm thế nào để xác định bé bị viêm đường hô hấp trên?
Một số biểu hiện dưới đây sẽ giúp bố mẹ nhận ra tình trạng viêm đường hô hấp trên của bé.
- Sổ mũi hay nghẹt mũi
- Ho và hắt hơi
- Đau họng, khàn tiếng
- Mắt đỏ, ngứa, mọng nước
- Mệt mỏi và cáu kỉnh
- Ớn lạnh và sốt từ 1 đến 3 ngày
- Đau đầu, đau mình, đau cơ
Những biểu hiện trên có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp. Chẳng hạn, nếu bé chỉ bị bệnh nhẹ, triệu chứng chỉ đơn thuần là sổ mũi, nghẹt mũi. Nếu bé đã bị sốt, đó thường là dấu hiệu bệnh đã nặng hơn và hệ miễn dịch đang tích cực làm việc để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.
Khi nào bé dễ bị viêm đường hô hấp trên nhất?
Thời tiết trở lạnh là điều kiện lý tưởng nhất để các bệnh đường hô hấp bùng phát. Nhưng thế không có nghĩa là bé không bị viêm đường hô hấp trên trong mùa nóng. Sinh sống trong vùng có bầu không khí ô nhiễm cũng khiến nguy cơ mắc các bệnh hô hấp của bé cao hơn. Đặc biệt, đường hô hấp trên là bộ phận đầu tiên trực tiếp tiếp xúc và xử lý luồng không khí ô nhiễm này sẽ dễ bị viêm nhiễm.
Đôi khi, bệnh đến từ chính thói quen sinh hoạt của gia đình, chẳng hạn như mở điều hòa nhiệt độ quá lạnh, để quạt thổi thẳng vào mặt hay người bé… Những thói quen tưởng chừng vô hại này có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ hô hấp của bé.
Ngoài ra, bé cũng dễ bị viêm đường hô hấp trên nếu tiếp xúc với người bệnh. Bé có thể hít phải những giọt nước bọt, nước mũi li ti trong không khí sau khi người bệnh ho, hắt hơi hay cười lớn. Đó cũng là lý do các bé đã đi nhà trẻ, mẫu giáo dễ bị lây bệnh hơn những bé sơ sinh hay trẻ nhỏ đang còn chưa đi học.
Một sự thật khác là những bé chưa được tập thói quen rửa tay thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn, vì vi khuẩn, virus gây bệnh có thể bám vào vật dụng trong nhà như chén đũa, tay nắm cửa, ghế ăn của bé…
Bé bị viêm đường hô hấp trên cần được chăm sóc như thế nào?
Thông thường, sau 5 đến 7 ngày, bệnh sẽ lui dần, sau đó, các bệnh đường hô hấp trên sẽ giảm dần và biến mất trong từ 5 đến 7 ngày nữa, tức là cần khoảng 2 tuần từ khi phát bệnh đến khi khỏi bệnh. Trong phần lớn trường hợp, các bé không cần phải dùng bất kỳ loại thuốc nào. Nếu bé bị sốt, bố mẹ cần nhớ cho bé uống nhiều nước, lau mát, mặc ít quần áo và có thể sử dụng thêm thuốc hạ sốt dành riêng cho trẻ em.
Khi bị bệnh đường hô hấp trên, bé cũng ăn không ngon, đờm dãi tích tụ nhiều trong họng, và trôi xuống thực quản dễ khiến bé bị buồn nôn, nôn. Trong thời gian này, bố mẹ nên chuẩn bị cho con những món ăn lỏng, dễ nuốt như cháo, súp… Thêm vào đó, hãy cho bé ăn từng ít một. Nhiều bé hầu như không ăn gì trong những ngày bệnh nhưng vẫn uống sữa. Hãy cố gắng kiên nhẫn và bình tĩnh, tuy bé bị sụt cân nhiều nhưng sau khi khỏi bệnh, cơ thể sẽ tự có nhu cầu bù đắp năng lượng và bố mẹ sẽ thấy bé ăn nhiều hơn trước đây.
Trong thời gian bé bệnh, tránh để không khí trong phòng bé quá khô. Bạn có thể mở máy lạnh, nhưng nên mở hé cửa sổ hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm. Không nên để quạt thổi vào mũi, miệng, cổ bé.
Khi chăm sóc bé, bố mẹ cũng cần theo dõi những triệu chứng để kịp thời xử lý khi bệnh trở nặng, chẳng hạn như hiện tượng thở khò khè, thở rít, co rút lồng ngực, ho dữ dội thường gây ra do bệnh đã ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới và gây viêm tiểu phế quản, phế quản hoặc phổi.
Thuốc nào có thể dùng khi bé bị viêm đường hô hấp trên?
Một số loại thuốc có thể dùng để giảm đau, hạ sốt cho bé trong trường hợp cần thiết:
-Acetaminophen (paracetamol): Có mặt trong các loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến như Efferalgan, Hapacol… Bố mẹ cần mua đúng loại cho trẻ em và dùng liều đúng với cân nặng của bé.
-Ibuprofen: Là một loại thuốc kháng viêm phổ biến, ngoài tác dụng kháng viêm còn giúp giảm đau, sưng và hạ sốt.
Bố mẹ nên lưu ý, thuốc ho và kháng sinh chỉ dùng khi được bác sỹ kê toa, kể cả các loại siro ho thảo dược.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- "Giải cứu" trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi với 3 bí quyết đơn giản
- Trẻ sơ sinh ngủ ít, khó ngủ và cách khắc phục hiệu quả
- Trẻ sơ sinh ngủ ít, khó ngủ và cách khắc phục hiệu quả
- "Giải cứu" trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi với 3 bí quyết đơn giản
- Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng?
- 8 sai lầm mẹ Việt thường mắc phải khi tắm cho trẻ sơ sinh
- Trẻ sơ sinh bị trớ sữa và cách chăm sóc hiệu quả nhất
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua