Dòng sự kiện:

Nhóm thực phẩm mẹ bầu cần tránh xa để con khỏe mạnh

13:02 15/03/2017
Mặc dù bà bầu cần bổ sung nhiều dinh dưỡng nên cần đa dạng thực phẩm, nhưng những thực phẩm dưới đây không nên dùng nếu muốn thai nhi khỏe mạnh.

Thịt và cá sống hoặc tái

Hãy nói lời tạm biệt ngay với các món như thịt bò bít tết hay sushi trong thời gian mang thai. Bạn phải chắc chắn rằng các loại thịt mình ăn được nấu chín ở nhiệt độ ít nhất là 145 độ. Nếu cẩn thận, có thể chuẩn bị sẵn nhiệt kế trong nhà bếp.

Rau sam

 Đây là loại rau dễ trồng, dễ chăm vừa là thảo dược vừa là thực phẩm chế biến món ăn, mang tính dược hàn. Nó kích thích tử cung khá mạnh, có thể làm tăng số lần và cường độ thu co tử cung và hậu quả là gây sảy thai.

 Ngải cứu

Ngải cứu là một loại thảo dược có tác dụng giảm đau cơ bắp, giúp lưu thông máu, giảm đau bụng và được bác sĩ sử dụng cho các trường hợp an thai, sảy thai liên tục. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu tiên thì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung. Hậu quả có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.

Nếu các bà mẹ sử dụng ngải cứu với tác dụng an thai, bà mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, nếu người mẹ có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non, các bà mẹ không nên ăn nhiều ngải cứu.

Trứng chưa nấu chín

Trứng là một nguồn cung cấp protein, vitamin, và khoáng chất vô cùng tuyệt vời. Khi mang thai, bạn nhất định phải chắc chắn rằng trứng đã được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn. Các loại thực phẩm được chế biến từ trứng sống như: kem tự làm, mayonnaise, một vài loại nước sốt, trứng chần,… nên loại bỏ.

Không chỉ vậy, bạn nên để ý kỹ hạn sử dụng của trứng và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Dứa

Dứa là loại quả ngọt, thơm, nhưng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp với nhu cầu của cơ thể.

Ngoài ra, nếu bạn đang quá ngày sinh dự kiến, dứa có thể hữu ích cho bạn. Dù vậy, điều này không có nghĩa là sử dụng dứa để kích thích sinh con vì mỗi trái dứa tươi chỉ chứa một lượng nhỏ Bromelain. Nếu bạn ăn 7 quả dứa mỗi ngày, bạn có thể thấy các cơn co thắt của tử cung.

7. Đu đủ xanh

Đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai.

Khác với đu đủ xanh, đu đủ chín rất tốt cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, các bà mẹ không nên kiêng ăn đu đủ chín như đu đủ xanh.

Gan

Gan có chứa hàm lượng rất lớn vitamin A, chất cần thiết cho quá trình phát triển phôi thai của bé. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ mang thai đã hấp thụ đủ số vitamin A cần thiết từ các loại trái cây, rau quả, thịt, sữa và trứng. Nếu hấp thụ quá nhiều vitamin A có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ, vì vậy phụ nữ cần tránh loại thực phẩm này trong thời gian mang thai.

Mướp đắng

Phụ nữ mang thai lạm dụng mướp đắng, nó sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của mướp đắng có thể làm cho dạ dày và dạ con co bóp. Điều này có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non cho những phụ nữ có nguy cơ cao như tử cung nghiêng, tử cung có sẹo…

Cà tím

Đây là loại quả giàu chất sắt nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng, cà tím có thể làm tăng nguy cơ sảy thai cho mẹ bầu nếu sử dụng nó thường xuyên đấy nhé

Rau ngót

Rau ngót có thể gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung và dẫn đến sẩy thai, tiêu chảy vì lá rau ngót có chứa chất Papaverin. Vì vậy, nếu bạn sử dụng hơn 30 gram lá rau ngót tươi, bạn sẽ có nguy cơ cao bị sẩy thai. Do đó, nếu các bà mẹ có tiền sử sẩy thai liên tục, sinh non thì nên hạn chế ăn canh rau ngót. Và để giữ an toàn cho bào thai, các bà mẹ không nên ăn quá nhiều rau ngót, đặc biệt là nước ép của lá rau ngót sống.

Củ dền

Mặc dù nó giàu vitamin K và sắt nhưng củ dền lại không tốt cho phụ nữ mang thai như nhiều người vẫn tưởng. Củ dền là nhóm thực phẩm gây nhiệt và có thể gây sảy thai khá cao đấy.

Súp lơ xanh

Mặc dù súp lơ xanh có hàm lượng lớn vitamin C rất tốt cho bé nhưng nếu mẹ ăn súp lơ xanh hàng ngày, nhất là khi mới có thai có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Lý do là quá nhiều vitamin C cũng không tốt cho chị em trong quá trình mang thai đấy nhé.

Nhãn

Nhiều người thích ăn nhãn nhưng phụ nữ mang thai không nên ăn loại trái cây này nhiều. Lý do là phụ nữ mang thai ăn nhiều nhãn thường có hiện tượng nóng trong, động thai, chảy máu và đau bụng, thậm chí có thể gây hại cho thai nhi và tăng nguy cơ sẩy thai.

Thực phẩm có chứa caffeine

Đồ uống chứa khoảng 2.4 – 2.6% hàm lượng caffeine trong thành phần thường làm bà bầu buồn nôn, đau đầu, loạn nhịp tim và mắc phải các triệu chứng ngộ độc khác. Không dừng lại ở đó, tác dụng phụ này còn liên hoàn ảnh hưởng đến sự phát triển của tim, não, gan và các cơ quan khác của bé con trong bụng. Kết quả là nguy cơ dị tật thai nhi tăng cao.

Ớt 

Đây là thực phẩm có vị cay, đắng nó sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cho bà bầu đấy nhé. Ớt chuông cũng là loại quả thuộc nhóm thực phẩm có vị cay, đắng. Thỉnh thoảng, ăn một bữa ớt chuông thì không sao nhưng nếu ngày nào cũng ăn thì sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cho chị em đấy

Rau răm

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm vì ăn rau răm nhiều sẽ dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, rau răm chứa chất gây ra tình trạng tử cung co thắt và hậu quả là, nó sẽ dẫn đến sẩy thai. Do đó, phụ nữ mang thai không nên quá nhiều rau răm nhưng có thể ăn trứng vịt lộn với một vài cọng rau răm thì nó không gây ra bất kỳ vấn đề gì.

Mai Nguyên (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam