Những ai không nên đặt vòng tránh thai?
Lợi ích không phủ nhận của vòng tránh thai
Vòng tránh thai vốn là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa được đặt vào tử cung. Gọi là “vòng” vì mấy chục năm trước ta dùng loại có hình tròn như cái nhẫn hay hình bánh xe, nhưng thật ra đó là một mảnh nhựa nhỏ, có nhiều loại như hình chữ T, hình chữ S… Thông dụng nhất hiện nay phải kể đến vòng hình chữ T và hình cánh cung, có quấn đồng. Đuôi vòng có hai dây nhỏ thò ra âm đạo độ 2 - 3 cm, giúp kiểm tra vòng còn ở đúng vị trí hay không.
Đặt vòng tránh thai có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai. Lợi ích của vòng tránh thai là có hiệu quả tránh thai với tỷ lệ rất cao, hiệu quả này có thể đạt được ngay sau khi đặt vòng hoặc cũng có thể kéo dài tới 5 năm. Dụng cụ tương đối bền, thoải mái, dễ sử dụng và không tốn kém.
Ngoài ra, vòng tránh thai còn có những ưu điểm rõ rệt, như làm giảm lượng máu mất khi hành kinh, giảm đau bụng kinh, giảm xuất hiện và phát triển u xơ tử cung - một hiệu quả có được nhờ tác dụng của progesterone, giảm nguy cơ viêm vùng chậu...
Tuy nhiên, vòng tránh thai cũng có một số nhược điểm như nguy cơ viêm vùng chậu, hiếm muộn, thai ngoài tử cung và tụt vòng.
Thời điểm thích hợp đặt vòng tránh thai
Không phải tại thời điểm nào chị em cũng có thể đặt vòng tránh thai.
Thời điểm đặt vòng tránh thai là ngay sau khi sạch kinh.
Đối với phụ nữ sau khi sinh thường, thời điểm đặt sau 6 tuần.
Riêng đối với sản phụ sinh mổ, thời gian đặt vòng sẽ muộn hơn, sau 3 tháng trở lên vì lúc đó toàn bộ tử cung đã lành hẳn, các sợi chỉ khâu cũng hòa tan vào trong cơ tử cung.
Đối với những phụ nữ sau khi hút thai, sau khi sảy thai nên chờ đợi vào chu kì kinh trở về bình thường mới đặt vòng tránh thai.
Ai không nên đặt vòng?
Tuy có nhiều ưu điểm và tỷ lệ tránh thai cao nhưng có những trường hợp chống chỉ định sử dụng vòng tránh thai. Đó là:
- Có thai hoặc nghi ngờ có thai.
- Sau phá thai nhiễm trùng.
- Đang bị viêm vùng chậu, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hoặc mắc các bệnh này trong vòng ba tháng trước đây.
- Viêm cổ tử cung mủ nhầy.
- Bệnh lý ác tính đường sinh dục.
- Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung- Lao vùng chậu.
- Xuất huyết đường sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán và điều trị.
- Đối với dụng cụ tử cung phóng thích nội tiết, chống chỉ định trong trường hợp ung thư vú.
Đặc biệt, các bác sỹ thường không muốn đặt vòng cho người chưa có con vì viêm âm đạo là một bệnh khá phổ biến. Họ sợ bạn không may bị các vi khuẩn gây viêm lan lên ống dẫn trứng, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đặt vòng dưới sự theo dõi cẩn thận của bác sỹ.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất: [mecloud]lRU8qLOZFN[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua