Dòng sự kiện:

Những ai không nên uống dầu cá?

02:00 12/01/2016
Trẻ nhỏ, người bị rối loạn tâm thần, phụ nữ có thai và cho con bú là những đối tượng không nên dùng dầu cá.

 

 

 

 

 [mecloud]vukKFI2386[/mecloud]

Dầu cá là loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng (TPCN) có dạng viên nang mềm chứa vitamin, tan trong dầu hoặc chất bổ dưỡng, được dùng để bồi dưỡng sức khỏe. Dầu cá thông dụng hiện chia làm 2 loại: Dầu cá chứa vitamin tan trong dầu là vitamin A, D và loại chứa axít béo omega-3, omega-6. Hai loại dầu cá này được nhiều người mua sử dụng, đặc biệt dùng cho trẻ nhưng sự hiểu biết về chúng có khi còn hạn chế.

Theo một nghiên cứu đã được công bố, liều lượng Omega-3 tối đa được bổ sung vào cơ thể mỗi ngày không được quá 3g. Điều này có nghĩa là chỉ sử dụng tối đa 3 viên dầu cá mỗi ngày.

Khi sử dụng dầu cá không đúng cách, liều lượng và dầu cá kém chất lượng, người sử dụng có thể gặp một số vấn đề rắc rối với sức khỏe.

Mắc chứng ợ có mùi tanh của cá: Hệ tiêu hóa sẽ phản ứng tiêu cực với dầu cá là nguyên nhân mà dầu cá không được hấp thụ đúng cách. Phản ứng này sẽ giải phóng khí trong bụng, buộc bạn phải ợ lên mùi tanh khó chịu.

Một trong những nguyên chính dẫn tới việc ợ tanh là uống dầu cá trong khi đói. Bạn có thể cải thiện tình hình bằng cách uống dầu cá sau bữa ăn.

Ngộ độc kim loại: Thủy ngân là chất hóa học có thể gây hại nghiêm trọng cho các cơ quan trong cơ thể. Khi bị ngộ độc thủy ngân, nếu không được chữa trị ngay lập tức có thể khiến tim và gan tổn hại nghiêm trọng. Dầu cá kém chất lượng thường chứa hàm lượng thủy ngân rất cao nên mọi người đừng tiết kiệm khi mua các sản phẩm dầu cá. Hãy chọn loại chất lượng để đảm bảo sức khỏe của chính mình.

Chứng ợ nóng: Sử dụng dầu cá không đúng liều lượng, uống quá nhiều có thể làm đảo lộn hệ tiêu hóa, gây chứng ợ nóng và trào ngược axít. Nếu bạn muốn tăng liều lượng sử dụng dầu cá, hãy tiến hành từ từ theo thời gian để ngăn chặn sự xáo trộn trong hệ tiêu hóa.

Phân lỏng: Đau dạ dày có thể gây ra hiện tượng phân lỏng để tránh đầy hơi và trường bụng. Nếu bạn dùng quá nhiều dầu cá, chắc chắn bạn sẽ phải ghé thăm nhà vệ sinh nhiều hơn ngày thường.

Tăng cân: Nếu bạn đang trong chế đô giảm cân, vui lòng tham khảo ý kiến bác sỹ nếu muốn sử dụng dầu cá. Nhiều trường hợp đã báo cáo về tình trạng tăng cân sau khi dùng thực phẩm này.

Đau bụng co thắt: Đã rất nhiều lần mọi người nói rằng họ đau bụng sau khi uống dầu cá. Các nghiên cứu về tác động tiêu cực của dầu cá chi ra rằng hệ tiêu hóa của chúng ta không có khả năng để hấp thụ lượng dầu cá quá mức được bổ sung vào cơ thế. Khi không được tiêu hóa, dầu cá giải phóng khí sinh ra trướng bụng, đầy hơi và là nguyên nhân của những cơn đau bụng dữ dội.

Nguy cơ xuất huyết

Nếu lượng Omega-3 dư thừa quá nhiều trong cơ thể có thể gây ra xuất huyết. Như đã đề cập ở trên, chỉ 3g mỗi ngày là đủ nên nếu hàm lượng lớn hơn 3g sẽ xảy ra những tác động tiêu cực. Cụ thể là, bạn có thể đi tiểu ra máu, chảy máu cam và tồi tệ hơn là đột quỵ xuất huyết.

Những người không nên uống dầu cá

Người bị bệnh đường tiêu hóa: Với những người đau bụng có vấn đề về đường tiêu hóa không nên sử dụng. Hệ tiêu hóa của chúng ta không có khả năng để hấp thụ lượng nhiều quá mức khi được bổ sung vào cơ thế. Khi không được tiêu hóa, dầu cá giải phóng khí sinh ra trướng bụng, đầy hơi và là nguyên nhân của những cơn đau bụng dữ dội và gây ra khó chịu.

Đối với trẻ nhỏ: Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh là không nên lạm dụng dầu cá đối với trẻ sơ sinh, trẻ mới tập đi và thậm chí dưới 15 tuổi. Mặc dù hàm lượng DHA có trong dầu cá tốt cho sự phát triển của trẻ nhưng chất EPA lại gây hại cho các cơ quan trong cơ thể trẻ. Có nhiều cách để bổ sung DHA nhưng để ngăn chặn ảnh hưởng của EPA lại chưa thực sự có biện pháp thích hợp nên tốt nhất là không cho trẻ uống dầu cá.

Người bị rối loại tâm thần: Những người bị bệnh về thần kinh như rối loạn lưỡng cực, trầm cảm không nên sử dụng dầu cá vì nó có thể kích thích bệnh tình nguy hiểm hơn.

Phụ nữ có thai và cho con bú: Đối với phụ nữ có thai và cho con bú không nên bổ sung sử dụng dầu cá thô. Lý do là vì các kim loại nặng và chất ô nhiễm trong dầu cá có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi và cả người mẹ. Do tính chất chống đông máu có trong Omega-3 nên nguy cơ chảy máu tử cung ở những người phụ nữ bổ sung dầu cá là rất cao.

Người cơ địa dị ứng: Dầu cá giống như những vitamin bổ sung khác cũng có thể gây dị ứng. Những người có mức nhạy cảm cao có xu hướng gặp một số loại phản ứng dị ứng khi dùng loại vitamin bổ sung này, chẳng hạn: ngứa và nổi mụn, phát ban và nổi mẩn đỏ trên da, viêm họng, buồn nôn, đau đầu, khó thở…

Những người mắc bệnh tuyến tiền liệt: Trong khi hầu hết các nghiên cứu cho thấy bổ sung dầu cá ít hoặc không có tác dụng phụ, bằng chứng gần đây trong nghiên cứu ung thư tuyến tiền liệt được công bố vào năm 2013 trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho thấy mối liên hệ giữa dầu cá và ung thư tuyến tiền liệt.

Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng ở những người đàn ông có nồng độ cao axit béo omega-3. Phát hiện này cho thấy các axit béo có liên quan đến sự phát triển của các khối u tuyến tiền liệt.

 

 

 

Lưu ý khi bảo quản dầu cá

- Không để nơi có ánh nắng, sánh sáng chiếu trực tiếp vào

- Không bảo quản nơi có độ ẩm cao

- Không bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh

Vì vậy để bảo quản tốt nhất dầu cả ở nhiệt độ trung bình tránh nơi có ánh nắng rọi thằng vào.

Khi mở hộp dầu cá ra cần đóng chật nắp hộp.  khi mua, bạn nên chọn sản phẩm dầu cá có hộp đựng không xuyên thấu (hộp không nhìn thấy bên trong hoặc nhìn thấy nhưng màu nhựa trong phải sậm màu, không trắng trong suốt). Loại hộp này giúp bảo quản dầu cá tốt nhất.

Chi Chi (tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video hot: [mecloud]sZrpitt4XE[/mecloud]