Những bài thuốc chữa bệnh kỳ diệu từ quất hồng bì
Khoảng tháng 7 là thời điểm mà những chùm quất hồng bì thơm mọng được bán ở khắp các gánh hàng hoa quả. Đây cũng là lúc chị em tranh thủ mua quất hồng bì về để 'tích trữ'.
Quất hồng bì hay còn gọi là giổi, hoàng bì, quất bì, Tên khoa học của hồng bì là Clausena lansium (Lour.) Skeels, thuộc họ cam quýt. Loại cây này thường được trồng chủ yếu ở miền Bắc. Quả quất hồng bì có sắc vàng lấm tấm xanh, vỏ mỏng có lông tơ. Quả ăn được, dài khoảng 2–3 cm, thịt ít, vị chua nhưng thơm, bên trong có 3-5 hột.
Quất hồng bì ngoài dùng quả để ăn thì các bộ phận khác còn được dùng để chữa bệnh rất hiệu quả.
Tác dụng kỳ diệu của quất hồng bì
Quả quất hồng bì trị ho, kích thích tiêu hóa
Quả quất hồng bì có vị chua, tính bình, hơi ấm, có tác dụng giảm ho, long đờm, kích thích tiêu hóa và cầm nôn mửa. Vỏ của hồng bì cũng có công dụng trị ho rất tốt.
Hạt hồng bì có vị đắng, cay, the, tính ấm. Có tác dụng giảm đau, kích thích tiêu hóa, được dùng chữa đau dạ dày, đau vùng thượng vị, đau bụng co thắt.
Lá hồng bì giải cảm, giảm ho, trị gàu hiệu quả
Theo Đông y, lá quất hồng bì vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng giải thử (cảm nắng), cảm cúm, hạ sốt, long đờm và giảm ho. Lá hồng bì có tính ấm, vị cay, đắng. Ngoài ra theo một nghiên cứu hiện nay thì lá hồng bì có thể giúp hạ đường huyết, bảo vệ gan và lipid huyết…
Không chỉ vậy, lá hồng bì còn được nhiều chị em đun sôi để nguội để gội đầu vì nó có công dụng trị gàu, làm mượt tóc.
Vỏ, rễ hồng bì tốt cho phụ nữ sau sinh
Trong Đông y thì rễ cây hồng bì có tác dụng chữ cảm mạo, thấp khớp, dùng cho phụ nữ sau sinh. Nó giúp cho sản phụ kích thích tiêu hóa và phòng bệnh sau sinh. Ngoài ra, vỏ thân cây hồng bì kết hợp vài vị thuốc khác có thể dùng rất tốt cho phụ nữ sau sinh.
> Quất hồng bì phòng bệnh cho phụ nữ sau sinh
Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ quất hồng bì
Chữa ho cho trẻ: Quả hồng bì tươi, hấp với đường, cho trẻ ăn ngày 3 lần sáng, trưa, tối. Sau vài ngày bệnh sẽ giảm nhanh chóng.
Chữa tốt bệnh ho gà: Quả phơi khô, bỏ hạt 50g, vỏ rễ dâu (tang bạch bì) 50g, củ sả 50g, củ bách bộ 50g, ô mai 50g, cát cánh 50g, hạnh nhân 50g, kinh giới 50g, cam thảo 50g, bạc hà 50g.
Tất cả sắc với nhiều lần nước. Lấy nước đặc, thêm đường nấu thành si rô. Mỗi lần uống 1 – 5 thìa tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.
Để kích thích tiêu hóa và phòng bệnh cho phụ nữ sau đẻ: Lấy vỏ thân hoặc rễ cây quất hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Có thể dùng trong nhiều ngày liền.
Giải cảm, hạ sốt: Lá quất hồng bì tươi 30g, rửa sạch, phơi khô, sắc uống cho ra mồ hôi.
Đau thắt dưới tim hoặc giun đũa chòi lên: Dùng quả hồng bì tươi, nhai và nuốt cả vỏ. Hoặc dùng 20g quả khô (hay 50g quả tươi) sắc nước uống vào lúc đói.
Cầm nôn mửa: Quả quất hồng bì tươi nhai cả vỏ, nuốt nước dần dần.
Bí tiểu tiện: Dùng lá hồng bì 4-5 lá, rượu 30-40ml, thêm nước sắc uống.
Chữa bị nấc: Dùng 15 – 20 quả quất hồng bì chín, dầm nát kết hợp với 1 thìa cà phê đường hoặc mật ong, hấp cách thủy, khi quả quả chín, dầm nát pha nước uống.
Chữa rắn cắn: Dùng hạt hồng bì nhai nát, nuốt nước, bã đắp lên nơi rắn cắn.
Đau dạ dày, đau bụng co thắt: Dùng hạt hồng bì, phơi hay sấy khô = sao thơm, tán mịn ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-10g; chiêu bằng nước hoặc rượu nhạt.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua