Những bài thuốc dân gian giúp trẻ trị đầy bụng khó tiêu
Đầy bụng khó tiêu là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Khi bị đầy bụng khó tiêu trẻ thường có các biểu hiện như: khó chịu, khóc,biếng ăn, bỏ ăn, dễ nôn ói, bụng phình trướng hơi hoặc có thể đi tiêu phân lỏng hoặc sền sệt mấy ngày…Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Một số phương thuốc dân gian chữa đầy bụng, khó tiêu của trẻ:
Rau mùi
Làm sinh tố từ hai cành lá rau mùi và một nửa cốc sữa ấm. Cho con bạn uống ly sinh tố này vào buổi sáng sớm lúc bụng đói. Đây là một cách chữa bệnh nhanh và là một bài thuốc dân gian an toàn để chữa chứng khó tiêu ở trẻ nhỏ.
Nước chanh
Nước chanh là nước trái cây tốt nhất và an toàn để chữa chứng khó tiêu ở trẻ em. Một ly nước chanh sẽ giúp loại bỏ các vấn đề về dạ dày trong vòng 48 giờ.
Nước ép quả Amla
Nước ép quả Amla có thể gây ra đau họng. Vì vậy, sau khi uống loại nước này, hãy chắc chắn rằng con bạn uống một ly sữa hoặc một ly nước ấm.
Nước ép quả cam
Bài thuốc dân gian tốt nhất để chữa chứng khó tiêu ở trẻ em là cho uống một ly nước cam ngay sau khi con bạn thức dậy vào buổi sáng. Nước cam là liều thuốc tốt nhất cho các vấn đề dạ dày.
Sữa tươi
Nếu bạn cho con uống một ly sữa tươi ba lần trong một ngày, con bạn sẽ không bị khó tiêu. Đây là một trong những biện pháp tốt nhất để chữa bệnh khó tiêu ở trẻ em.
Bưởi
Một ly nước bưởi sẽ giúp chữa bệnh khó tiêu ở trẻ em trong vòng hai ngày. Bạn có thể cho con uống nước ép hoặc ăn trái bưởi. Bưởi có một hàm lượng nhất định các chất kháng acid sẽ giúp chữa trị tất cả các loại vấn đề về dạ dày.
Bạc hà
Nửa ly nước ép bạc hà sẽ làm ra điều kỳ diệu cho các vấn đề về dạ dày như chứng khó tiêu. Bạc hà giúp làm dịu dạ dày và giúp chúng khỏi bị nhiễm trùng.
Gừng
Cách chữa trị tốt nhất cho bất kỳ vấn đề nào về dạ dày là gừng. Trẻ em bị chứng khó tiêu có thể uống một ly sữa có một muỗng cà phê gừng bào trong đó. Gừng chữa tất cả các vấn đề về dạ dày.
Tỏi
Bài thuốc dân gian đơn giản nhất giúp điều trị chứng khó tiêu ở trẻ em là tỏi. Hãy thêm một ít tỏi vào thức ăn của con bạn có thể làm nên điều kỳ diệu trong việc thoát khỏi chứng khó tiêu ở trẻ em.
7 giải pháp đơn giản nhằm giảm bớt đầy bụng cho bé dưới đây.
1. Vỗ lưng bé thường xuyên
Đừng chờ đợi cho đến khi ăn xong mới vỗ lưng bé để đẩy không khí thoát ra ngoài. Những lúc bé bắt đầu ăn chậm lại, hãy dành một hoặc hai phút giúp bé ợ hơi bằng cách vỗ lưng nhẹ nhàng. Nhờ cách này, con mới có thể đẩy khí thừa ra ngoài.
2. Giúp bé cử động
Đặt bé nằm ngửa và di chuyển chân bé từ trong ra ngoài, như thể bé đang đi xe đạp. Chuyển động như vậy sẽ phá vỡ bất kỳ túi khí nào gây ra cảm giác khó chịu cho trẻ.
3. Dùng khăn ấm
Các khí thừa dồn lên có thể gây ra chuột rút, khiến em bé của bạn thậm chí còn khó chịu hơn. Nới lỏng các cơ bắp dạ dày và để cho khí thoát ra bằng cách đặt một chiếc khăn ấm vào bụng của con.
4. Tập phần bụng
Một khi con bạn đủ tuổi, bạn nên dành một khoảng thời gian tập luyện và mát- xa cho phần bụng của con. Hàng ngày luyện tập những động tác cho phần bụng thực sự hữu ích cho việc hỗ trợ tiêu hóa của con và ngăn ngừa bất kỳ những khó chịu có thể xảy ra nào.
5. Bỏ núm vú giả ra
Đưa cho con ngậm núm vú giả mỗi khi con khóc có thể gây ra một số tác hại đến tiêu hóa vì hành động mút liên tục sẽ khiến khí tích tụ thêm. Cố gắng hạn chế sử dụng núm vú giả cho con, chỉ dùng khi nào bé thực sự cần nó.
6. Thay đổi cách cho con ăn
Một sự thay đổi nhỏ trong bữa ăn cũng có tạo ra khác biệt rất lớn. Nếu bạn đang cho con bú, hãy chắc chắn con đang ngậm núm vú đúng cách, tránh hút phải khí thừa. Đối với những bình sữa, bạn nên chuyển sang dùng dạng bình có núm vú chảy chậm để con không bị nghẹn. Và như mọi khi, đảm bảo bé nhà bạn nằm ở tư thế nghiêng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc tiêu hóa của bé.
PHƯƠNG MAI (Tổng hợp)/ Theo Đời sống pháp luật
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua