Những biểu hiện cơ thể “tố cáo” 100% bạn đang mắc bệnh thận
Thận là cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể. Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải và nước dư thừa từ máu.
Mỗi ngày, thận gạn lọc khoảng 200 lít máu và sản xuất khoảng 2 lít nước tiểu để đảm bảo cơ thể không có những chất tồn dư độc hại.
Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải và nước dư thừa từ máu.
Thận trở nên suy yếu và được coi là có bệnh khi một phần hoặc toàn bộ phần thận mất khả năng thực hiện các chức năng bình thường.
Khi thận không thực hiện được chức năng của mình, điều đó rất nguy hiểm vì chất phế thải và dư lượng các chất độc hại cùng với nước sẽ bị tích tụ lại trong cơ thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Vì thế, hãy phát hiện sớm nguy cơ suy giảm chức năng thận của bản thân qua những dấu hiệu sau để kịp thời chữa trị:
Khi đi tiểu:
Nước tiểu có nhiều bọt: Khi đi tiểu, bạn thấy nước tiểu có quá nhiều bọt, đặc biệt là bọt lâu tan thì chứng tỏ trong nước tiểu có quá nhiều protein. Điều này chứng tỏ chức năng thận của bạn đã bị rối loạn.
Nước tiểu có máu: Khi thận hư, các tế bào máu có thể bị rò rỉ ra ngoài theo đường tiểu. Vì vậy bạn có thể thấy trong nước tiểu có máu. Tuy nhiên, triệu chứng này còn cảnh báo nhiều căn bệnh khác như khối u, sỏi thận hay bị nhiễm trùng...
Khó đi tiểu: Tiểu khó cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn cần quan tâm tới thận của mình hơn.
Biểu hiện cơ thể:
Hoa mắt, chóng mặt, khó tập trung: Nếu bạn cảm thấy mình có dấu hiệu dễ nhầm lẫn trong việc ghi nhớ hoặc khó tập trung thì bạn nên đi khám bác sĩ và đừng bỏ qua khả năng liên quan đến thận.
Thay đổi trên da: Điều này nghe có vẻ như không liên quan nhưng thực tế, các triệu chứng như ngứa da, khô da hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận.
Tăng huyết áp: Trung tâm y tế Mayo Clinic cho biết: "Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận có thể bao gồm cả cao huyết áp (hypertension) hoặc mất kiểm soát về huyết áp".
Khó thở: Theo Viện Giáo dục Y tế, "Khó thở có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân, thứ nhất là do lượng nước dư thừa trong cơ thể có thể tích tụ trong phổi. Và thứ hai là do thiếu máu (thiếu các tế bào máu đỏ mang oxy)".
Đau chân, đau cạnh sườn: Điều này có vẻ đáng ngạc nhiên và khó tin nhưng nếu bạn bị đau ở chân thì đừng chủ quan nghĩ rằng nó không liên quan đến bệnh thận. Ngược lại, nó có thể là dấu hiệu của bệnh thận ở giai đoạn nghiêm trọng.
Người bị bệnh thận thường gặp các triệu chứng đau ở lưng hoặc sườn. Nguyên nhân là do các nang trong thận chứa đầy chất lỏng to lên và gây đau.
Sưng, phù: Theo Viện Giáo dục Y tế: "Khi thận không loại bỏ được lượng nước dư thừa trong cơ thể, nó sẽ dẫn đến sưng ở chân, mắt cá chân, bàn chân, mặt, bàn tay".
Ớn lạnh: Thận khỏe mạnh sản xuất một loại hormone nhắc nhở cơ thể tạo ra các tế bào máu đỏ mang oxy.
Bệnh thận có thể gây gián đoạn việc sản xuất ra hormone này và gây ra bệnh thiếu máu... Thiếu máu và bệnh thận có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng, bao gồm cả liên tục cảm thấy lạnh.
Bởi vậy, nếu cảm thấy lạnh ngay cả khi đang ở trong phòng ấm áp thì rất có thể bạn đang gặp rắc rối nghiêm trọng ở thận.
Mất cảm giác ngon miệng: Thông thường, mất cảm giác ngon miệng là một trong những tác dụng phụ xảy ra khi bạn giảm cân. Nhưng điều này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh nào đó.
Hơi thở có mùi hôi: Hơi thở có mùi hôi có thể là do việc xử lý chất thải tích tụ trong cơ thể không tốt.
Nếu kèm theo biểu hiện thay đổi khẩu vị, hoặc ác cảm với thực phẩm giàu protein như thịt thì bạn nên nghĩ nguyên nhân là do thận đang không làm đúng chức năng của nó".
Mệt mỏi: Một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh thận là mệt mỏi. Đó là do thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong máu bởi thận khoẻ mạnh sản xuất một lượng hormone giúp sản xuất các tế bào máu đỏ.
Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang gặp phải mệt mỏi cùng cực, ngay cả sau khi ngủ ngon đêm hôm trước thì điều này có thể là một dấu hiệu cho thấy một vấn đề đang xảy ra ở thận, và bạn nên nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức.
Buồn nôn và nôn: Một hệ quả kéo theo khi bị bệnh thận là chất thải bị tích tụ trong máu và cũng có thể gây buồn nôn và nôn.
Bởi vì thận chịu trách nhiệm cho việc loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể nên khi không làm tốt điều này nó sẽ dẫn đến cảm giác buồn nôn và ói mửa.
Cảm thấy hơi thở nông: Người bị thận có thể gặp cảm giác hơi thở của mình nông, không sâu, như bị hụt hơi. Nguyên nhân là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ lại trong 2 lá phổi, cộng với thiếu máu sinh ra chứng thở nông.
Cách phòng tránh bệnh thận: - Uống đủ nước: Mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5 - 2 lít nước đảm bảo cung cấp đủ nước cho thận làm việc tốt. - Hạn chế dùng muối vì muối gây hại thận và là một trong những nguyên nhân tăng huyết áp. - Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm cho bệnh thận tiến triển nhanh hơn. - Không dùng thuốc bừa bãi: Khi dùng thuốc cần có sự hướng dẫn và kê đơn của bác sỹ vì có rất nhiều thuốc gây hại cho thận. - Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu. - Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và thừa cholesterol. |
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video được xem nhiều nhất:[mecloud]bJgaUD7oga[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua