Những biểu hiện không thể coi thường ở bé gái tuổi dậy thì
Vô kinh
Có hai thể vô kinh là vô kinh thứ phát và vô kinh nguyên phát.
Vô kinh thứ phát là sự mất kinh (khoảng 4 – 6 tháng) sau khi đã có kinh rồi. Cũng có khi thấy kinh vài tháng rồi lại mất vài tháng… Nguyên nhân liên quan đến tâm lý, căng thẳng thể lực (luyện tập thể thao quá mức) hoặc rối loạn tiêu hóa…
Vô kinh nguyên phát là hiện tượng có phát triển những đặc tính giới thứ phát nhưng tới 16 tuổi, thậm chí hơn nữa vẫn không có kinh lần đầu. Những trường hợp trên cần xem có phải đã bị vô kinh nguyên phát (có thể do rối loạn nội tiết, cơ quan sinh dục nữ dị dạng hoặc kém phát triển, do sức khỏe kém và do các yếu tố tâm lý…).
Thống kinh
Là triệu chứng đau quặn từng cơn, trướng bụng dưới, nặng nề ở vùng tiểu khung kèm theo nhức đầu, đau lưng, buồn nôn khi hành kinh. Có hơn một nửa bé gái mới dậy thì bị triệu chứng này. Nguyên nhân gây thống kinh là do niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin trong ngày hành kinh, đặc biệt là trong 48 giờ đầu (trường hợp này gọi là thống kinh nguyên phát); do thiếu vi chất hoặc do các bệnh lý khác (gọi là thống kinh thứ phát). Thống kinh không nguy hiểm, nhưng khiến các bé thấy đau đớn, mệt mỏi, lo lắng và thiếu tự tin, ảnh hưởng tới sinh hoạt và học tập hàng ngày. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ mất đi khi hệ nội tiết hoạt động ổn định hơn.
Thiếu máu nhược sắc
Khoảng 20%-25% thiếu nữ bị thiếu máu nhược sắc, hay còn gọi là “chứng xanh lướt thiếu nữ”. Đó là biểu hiện của chứng thiếu máu do thiếu sắt. Ở tuổi vị thành niên, nhu cầu sắt ở thiếu nữ vào khoảng 2,4ml/ngày (gấp đôi bé trai).
Tuy nhiên, do chế độ dinh dưỡng không cân đối, thậm chí thiếu chất, cộng với sự mất máu khi có kinh nguyệt, khiến các cô bé bị mất chất sắt. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới thiếu máu. Những em gái có vấn đề bất thường về kinh nguyệt như đã nêu trên thì tình trạng thiếu máu do thiếu sắt càng nặng hơn nữa. Chứng thiếu máu nhược sắc còn do các bệnh đường ruột, do bị nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc (80% - 100% lứa tuổi học sinh bị nhiễm giun).
Để phòng tránh chứng thiếu máu nhược sắc, các em gái cần tẩy giun theo định kỳ; điều trị tốt chứng thống kinh, rong kinh - rong huyết (nếu có). Đặc biệt, các em cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng như ăn uống đủ chất, không bỏ bữa, bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C (vì vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn) trong bữa ăn, nhất là ở giai đoạn có kinh nguyệt. Nên bổ sung thêm thuốc chứa chất sắt phối hợp với acid folic (rất cần cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này).
HỒNG HẠNH (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Clip hot
[mecloud]IhrbQ2AVe9[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua