Dòng sự kiện:

Những cách cầm máu đơn giản không phải ai cũng biết

22:21 07/03/2016
Khi không may bị thương, việc đầu tiên cần làm là cầm máu để tránh mất máu quá nhiều.

 

 

 

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách cầm máu. Nếu bạn nằm trong số đó, có thể học nhanh những cách sau:

Nhìn vết thương phân biệt tính chất chảy máu

Bạn có thể nhìn vào vết thương đang chảy máu để phân biệt 3 trường hợp: chảy máu mao mạch, chảy máu tĩnh mạch và chảy máu động mạch.

- Chảy máu mao mạch là máu chảy ra từ những mạch rất nhỏ, nên nhìn vết thương thấy máu chảy tràn ra chậm trên bề mặt vết thương và máu tự cầm sau một thời gian ngắn khoảng vài phút.

- Chảy máu tĩnh mạch thì máu chảy ri rỉ, màu đỏ sẫm, không thành tia mạnh, cục máu hình thành nhanh chóng và bít các tĩnh mạch bị tổn thương lại. Nhưng phải chú ý đến trường hợp tổn thương các tĩnh mạch lớn như tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch dưới đòn thì chảy máu ồ ạt nguy hiểm.

- Chảy máu động mạch, nhìn thấy máu chảy phun thành tia, theo nhịp đập.

Những cách cầm máu:

Đá lạnh: Đè một khối nước đá trên một vết thương hở để cầm máu. Nó sẽ giúp đỡ trong việc hình thành các cục máu đông, ngay lập tức, bằng cách thắt các tế bào da và các mô. Lấy một cục đá lạnh đắp trực tiếp lên vết thương hở để cầm máu. Nó sẽ giúp hình thành các cục máu đông, do đó, thắt chặt các tế bào da, da và cầm máu ngay lập tức.

Cây hành: Dùng cây hành cả rễ, thân, lá một nắm đem nướng chín giã nát rồi đắp vào vết thương do ngã hoặc bị đánh mà bầm dập, đau đớn rất hiệu nghiệm.

Lá tía tô: Dùng lá tía tô non nhai nhuyễn đắp lên vết thương để cầm máu sau đó lại lấy lá tía tô sao giòn, tán thành bột mịn rắc lên vết thương rất mau lành.

Bột nghệ: Bột nghệ cũng nằm trong danh sách các loại thực phẩm giúp cầm máu hiệu quả. Bạn chỉ đắp trực tiếp loại gia vị này lên vết thương, chúng sẽ ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh và cầm máu trong vài phút.

Túi trà: Nhúng một túi trà trong nước lạnh, đặt và nhấn nhẹ nhàng lên vết cắt hay vết thương hở trong hai phút. Cách này ngay lập tức có thể làm ngưng chảy máy bằng cách hình thành các cục máu đông.

Cỏ nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao cháy đen 100g, lá chuối hột khô sao cháy đen 100g, than tóc 100g. Chế biến: Cỏ nhọ nồi cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, sao đen (tồn tính), lá chuối hột rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao đen (tồn tính), tóc rửa bằng nước bồ kết, sấy khô rồi đốt cháy thành than.

Ba thứ trên liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây mịn. Đựng vào chai lọ hay túi ni - lon hàn kín. Bảo quản nơi khô ráo.

Cách dùng: Sau khi đã sát khuẩn vết thương, rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần.

Lá trầu: Lá trầu không 2 phần, lá gai làm bánh 2 phần, hạt cau già 1 phần. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng lại.

Rau ngổ: Để cầm máu, bạn chỉ cần rửa sạch rau ngổ, giã nát, đắp vào vết thương hoặc cố định bằng băng gạc như cỏ nhọ nhội. Ngoài tác dụng cầm máu, rau ngổ còn là mộ dược liệu để chữa thổ huyết, băng huyết và ăn uống không tiêu.

Lưu ý: Sau khi cầm máu, tùy vào mức độ nặng nhẹ của vết thương, bạn nên đưa người bị nạn tới cơ sở y tế gần nhất đề được điều trị đúng cách.

 Chi Chi (tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam