Những công dụng bổ dưỡng huyền bí của món chân gà
Chân gà hầm thường dùng để chữa các bệnh về xương, chậm biết đi, tay chân yếu, không có lực
Người xưa có quan niệm rằng ăn gì bổ nấy. Xét theo góc độ khoa học thì quan niệm này khá đúng. Ví dụ như thiếu máu, ăn tiết luộc có những chất giúp sản sinh hồng cầu. Nếu yếu gan, trong món gan luộc kỹ có những chất bổ gan mà thực phẩm khác không có. Nếu yếu thận cũng nên chăm ăn cật lợn. Còn nếu gân yếu, viêm hoặc đau nhức khớp gối ta nên tăng cường ăn chân động vật.
Chân các con vật nói chung là thành phần vững chắc nhất trong cơ thể. Những cái chân rất nhỏ nhưng vẫn chống đỡ cả cơ thể to lớn. Không những thế, chân là bộ phận phải hoạt động nặng và hoạt động liên tục. Chính vì vậy trong Đông y, chân động vật luôn được đánh giá là bộ phận rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Chúng ta vẫn thường được nghe những chuyện về cao hổ cốt có tác dụng “huyền thoại” đối với sức khỏe. Thế nhưng cả một bộ xương hổ dùng để nấu cao, chỉ cần thiếu những mảnh xương bánh chè ở chân hổ, coi như mẻ cao đó không có giá trị.
Nhìn chung, chân động vật đều có công dụng giúp mạnh gân cốt, những loài vật càng vận động nhiều, chân càng nhỏ thì càng có tác dụng. Thế nhưng thật khó khi chúng ta bồi bổ xương khớp bằng cách thường xuyên ăn chân ngựa, chân dê, chân bò… vì chúng quá to và khó kiếm. Chân gà và chân các loài như chim sẻ, chim cút (ngoài tự nhiên), chim sâm cầm, chim cuốc… được Đông y đánh giá rất cao.
Tại sao vậy? Đông y quan niệm rằng chân là bộ phận thấp nhất của cơ thể nên khí lực được dồn hết về bộ phận này. Con gà bới đất tìm mồi suốt ngày nên chân gà chứa rất nhiều khí lực. Con chim sẻ nhảy suốt ngày nên khí lực dồn hết xuống chân.
Loài chim cút, chim cuốc có đôi chân rất bổ vì chúng là chim nhưng di chuyển chủ yếu trên đôi chân. Chim sâm cầm thì tương truyền là chúng thường ăn rễ các loại thuốc quí. Sâm cầm sử dụng chân để bơi lặn suốt ngày tìm thức ăn. Chân sâm cầm có giá rất đắt và được nhiều người dùng để ngâm rượu giúp mạnh gân xương, chân tay cứng cáp, chữa đau lưng…
Người Trung Quốc có món chân vịt nổi tiếng. Người ta nhốt con vịt trên một tấm sắt nóng. Con vịt phải liên tục đổi chân để tránh bị bỏng. Đến khi máu dồn xuống căng mọng đôi chân vịt, người ta sẽ chặt đôi chân này để chế biến món ăn.
Vua chúa Trung Quốc xưa được phục vụ một món ăn đặc biệt, đó là gân chân gà, được liệt vào 8 món ăn quý chỉ dành riêng cho giới thượng lưu. Người ta thả gà ra và cho chó đuổi đến khi gà kiệt sức thì cắt lấy chân, tước lấy những sợi gân căng mọng.
Các vị thái y cho rằng khi gà bị đuổi, gắng sức chạy thì bao nhiêu sinh lực đều dồn vào đôi chân mà gân lại là nơi tích tụ nguồn sinh lực ấy. Gân chân gà có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao, mạnh sinh lực, cường gân cốt. Dược liệu được dùng phổ biến dưới dạng thức ăn, thường nấu nhừ với các loại hạt như lạc, đỗ đen, thuốc Bắc… rồi ăn nóng. Có thể đem gân gà phơi khô để dùng dần.
Nhiều người cầu kỳ rằng chân gà ác mới thật sự bổ dưỡng. Thế nhưng thực tế hiện nay, không phải là chân của giống gà nào tốt hơn, mà là những con gà đó nếu nuôi thả ngoài tự nhiên, di chuyển nhiều, bới đất tìm mồi nhiều sẽ tốt hơn những con gà nuôi nhốt và cho ăn bằng cám tổng hợp. Chính vì thế, nếu kiếm được chân gà ta nuôi thả vườn dùng làm thuốc chữa bệnh là tốt nhất.
Chân gà rất ít thịt, thành phần chủ yếu là gân và xương. Ở nước ta, từ xa xưa dân gian đã biết dùng chân gà hầm để chữa các bệnh yếu xương, chậm biết đi, chậm mọc răng chân tay yếu, cơ bắp không có lực, chữa đau lưng, đau cổ, đau quanh khớp vai, thoái hóa xương khớp…
Tuy nhiên thành phần bổ xương khớp chủ yếu ở các gân và xương, chúng ta nên loại bỏ lớp da chân gà chứa nhiều chất béo, dễ bị tích mỡ, tăng cholesterol nếu dùng trong thời gian dài. Những phụ nữ có cơ thể gầy ốm không cần phải bỏ lớp da chân này, nhưng nên dùng nhiều rau xanh và hoa quả để hạn chế cholesterol.
Hiện nay nhiều người cũng thích ăn chân gà, nhưng họ dùng chân gà nướng, chân gà rút xương, chân gà luộc… Khi chế biến bằng những cách này, chủ yếu khi ăn vào là phần da gà, nhiều chất béo và không có công dụng chữa bệnh. Chỉ hầm kỹ lấy nước thì chất bổ từ gân, xương gà mớt tiết ra nước hầm.
Khoa học đã tìm thấy trong xương chân gà (cũng như xương các động vật khác khi được hầm nhừ) có hydroxyapatite, canxi và nhiều khoáng chất hữu ích có tác dụng làm xương chắc khỏe. Gân gà có các bó sợi collagen chiếm 80%, elastin, tế bào và chất nền gồm chondroitin, proteoglycan và glucoprotein.
Các chất này giúp tăng dịch nhày ở ổ khớp, phục hồi tổn thương ở sụn khớp và giúp các bệnh nhân xương khớp không bị đau khi vận động. Tuy vậy, không được dùng liên tục món chân gà hầm trong một thời gian dài. Những người có bệnh mỡ máu cao hoặc quá thừa cân phải bỏ hết lớp da gà khi chế biến. Khi hầm xong, cần hớt bỏ lớp mỡ gà nổi ở phía trên. Người đang bị tiêu chảy không nên dùng chân gà.
Tuổi trẻ Đời sống
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua