Dòng sự kiện:

Những dấu hiệu bất thường ở trẻ nguy hiểm khiến mẹ giật mình

03:36 09/09/2015
Nhưng các bậc cha mẹ không nên bỏ qua những triệu chứng này vì rất có thể đó là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm cho trẻ. Cha mẹ cần phải biết để xử lý kịp thời.

Các dấu hiệu bất thường ở các giai đoạn tuổi khác nhau như:

0 đến 4 tháng tuổi


– Có vấn đề với cử động mắt hoặc lé mắt trong hầu hết thời gian

– Không phản ứng với tiếng ồn lớn

– Không nhận ra tay mình (vào 2 tháng tuổi)

– Không dõi mắt theo vật thể cử động (vào 3 tháng tuổi)

– Không túm lấy đồ vật (vào 3 tháng tuổi)

– Không mỉm cười với mọi người (vào 3 tháng tuổi)

– Không thể ngẩng đầu (vào 3 tháng tuổi)

– Không bập bẹ hoặc cố gắng bắt chước âm thanh (vào 4 tháng tuổi)

– Không đưa đồ vật lên miệng (vào 4 tháng tuổi)

– Không đạp chân xuống khi được đặt chân lên bề mặt cứng (vào 4 tháng)

7 tháng tuổi

– Cơ thể dường như rất cứng nhắc, khó cử động, với các cơ kéo căng

– Cơ thể dường như rất mềm, giống như một con búp bê vải

– Đầu vẫn ngửa ra sau khi được đặt vào tư thế ngồi

– Chỉ với đồ vật bằng một tay


– Từ chối ôm ấp

– Không thể hiện sự yêu thích nào với người chăm sóc mình

– Khóc dai dẳng, hoặc nhạy cảm với ánh sáng

– Khó đưa vật lên miệng

– Không thể lăn tròn theo các hướng khác nhau (vào 5 tháng tuổi)

– Không thể ngồi dù có sự trợ giúp (vào 6 tháng tuổi)

– Không cười to hoặc phát ra các âm thanh la hét (vào 6 tháng tuổi)

Khi 1 tuổi

– Không bò hoặc kéo một nửa cơ thể trong khi đang bò

– Không thể đứng khi được hỗ trợ

– Không tìm kiếm đồ vật bị giấu đi

– Không nói các từ đơn

– Không sử dụng các cử chỉ như lắc đầu khi muốn nói “không”

– Không chỉ đồ vật hoặc tranh ảnh

– Không thể bước đi (vào 18 tháng tuổi)

Khi 2 tuổi

– Không nói được ít nhất 15 từ

– Không sử dụng các câu có hai từ

– Không bắt chước các hành động hoặc từ ngữ

– Không làm theo các hướng dẫn đơn giản

– Không thể đẩy đồ chơi có bánh

Khi 3 tuổi

– Thường ngã hoặc khó khăn khi đi cầu thang

– Chảy dãi thường xuyên hoặc nói không rõ ràng

– Không thể xếp một hình tháp nhiều hơn 4 khối

– Gặp khó khăn trong việc điều khiển các vật nhỏ

– Không thể vẽ lại một vòng tròn

– Không thể giao tiếp bằng những cụm ngắn

– Không tham gia vào trò chơi giả vờ

– Không hiểu các hướng dẫn đơn giản

– Không hứng thú với các trẻ khác

– Ít tiếp xúc mắt

– Ít hứng thú với đồ chơi

Triệu chứng bất thường ở trẻ nhỏ cực nguy hại

Đối với trẻ nhỏ, khi có sự cố sức khỏe dấu hiệu thường xuất hiện ra bên ngoài. Bởi vậy các bậc cha mẹ cần phải quan tâm một số hiện tượng dưới đây.

Trẻ sơ sinh sốt trên 38 độ C

 Nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu sốt trên 38 độ C thì nhất thiết phải đưa đi khám ngay, vì đây là dấu hiệu ban đầu của nhiều loại bệnh. Nhẹ nhất là do cảm lạnh nhưng cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm như viêm màng não, vì vậy, cần được xử lý càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ khám và làm một số phép thử test cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây sốt và tùy thuộc vào mức độ bác sĩ có thể kê đơn dùng kháng sinh. Bệnh sốt ở trẻ sơ sinh thường được xem là nan giải hơn so với nhóm lớn tuổi vì vậy không nên bỏ qua hoặc tự ý mua thuốc cho trẻ dùng.

Môi tím tái

 Môi trẻ tím tái (cyanosis), xanh, hoặc trong lưỡi có màng nhầy, kèm màu xanh là dấu hiệu cơ thể thiếu ôxy hay còn gọi là chứng Da xanh. Nếu gặp trường hợp này, ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Trẻ khó thở

Khi khỏe mạnh trẻ thường thở đều, nếu trường hợp trẻ thở nhanh, khó thở, lồng ngực rung lên, thở bằng Mũi thì rất có thể trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp. Nên bế trẻ để giúp chúng thở dễ dàng hơn, cho Bú đều, cho uống nước đầy đủ và nếu nặng nên đưa trẻ đi khám.

Vàng da


 Khác với hiện tượng môi tím tái, vàng Da (jaundice), nhất là vàng Da sau khi sinh thì sau đó nó sẽ phát triển tồi tệ hơn. Thông thường, bilirubin được gan sản xuất ra nhưng ở trẻ sơ sinh, gan còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, tốc độ sản xuất và xử lý bilirubin tích lại và gây nên hiện tượng vàng da. Trường hợp cơ thể tồn đọng quá nhiều bilirubin có thể gây ảnh hưởng đến não, gây cơn động kinh và tổn thương vĩnh viễn. Khi trẻ bị vàng da, giới chuyên môn thường khuyến cáo cho trẻ ăn uống Bình thường để giúp trẻ đào thải bilirubin dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua phân và nước tiểu. Nên cho trẻ đi khám sớm để có hướng điều trị kịp thời. Có thể bác sĩ sẽ đặt trẻ dưới ánh đèn tia cực tím (UV) mà người ta quen gọi là liệu pháp quang tuyến (phototherapy) để giúp cơ thể trẻ bẻ gãy bilirubin, ngoài ra có thể áp dụng phương pháp truyền máu cho trẻ. Theo kinh nghiệm, chỉ cần cho trẻ ăn uống tốt và sử dụng liệu pháp trị liệu bằng quang tuyến là có thể đưa bilirubin về mức bình thường và giúp trẻ khỏi bệnh.

Mất nước

Trường hợp trẻ không ướt tã, nhiều người ngộ nhận cho rằng trẻ khỏe mạnh nhưng đây chính là hiện tượng thiếu nước, khát, mất nước của cơ thể. Theo các chuyên gia nhi khoa, trẻ sơ sinh dưới 6 ngày tuổi mỗi ngày phải thay tã ít nhất 6 lần. Ngoài dấu hiệu Nói trên, việc mất nước ở trẻ sơ sinh còn thể hiện khô môi, khô miệng, mắt trũng, thờ ơ, đờ đẫn thiếu tập trung. Trong trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cho trẻ Bú Bình thường, bổ sung thêm chất điện giải (Orezol). Nếu mất nước nhiều cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Ho kèm mật xanh

 Trường hợp trẻ ho, Khóc quá nhiều, ăn nhiều là biểu hiện bất thường của dạ dày, hệ tiêu hóa, nhất là khi ho kèm theo mật xanh, hoặc có màu nâu đen giống như cà phê. Ho ra mật xanh là dấu hiệu bị lồng ruột, ruột bị tắc, còn Nôn mửa có màu như bã cà phê là hiện tượng xuất huyết nội. Nôn mửa sau khi chấn thương não cần phải khám và đánh giá ngay vì đây là dấu hiệu bất thường, ngoài ra nếu chấn thương sọ não không kèm theo Nôn mửa cũng phải đưa đi bác sĩ ngay, tuy nhiên phần lớn là Bình thường, không nên quá lo lắng, bác sĩ sẽ khám và đưa ra những quyết định cụ thể cần thiết.

 

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin