Những dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang... không 'an toàn'
Dưới đây là những dấu hiệu báo thai nhi đang gặp vấn đề bất thường:
Chảy máu âm đạo
Trong kỳ đầu mang thai, nếu bạn thấy có một lượng nhỏ máu ở âm đạo thì cần phải siêu âm để xác định nguyên nhân ngay lập tức. Đó có thể là tiềm ẩn nguy cơ thai ngoài tử cung. Với những người cấy thai thì cũng cần lưu ý triệu chứng này để xác định tình trạng thai nhi.
Mẹ mất cảm giác đau tức ngực
Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ sẽ khiến ngực mẹ bầu bị sưng, đau và căng tức. Tuy nhiên, nếu mất những cảm giác này thì rất có thể thai nhi đã bị teo hoặc đã chết.
Mẹ đi tiểu ít hoặc không buồn tiểu
Trường hợp mẹ đi tiểu ít đi, hoặc không muốn đi, đó là dấu hiệu của mất nước hoặc tiểu đường thai kỳ, khá nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Thai nhi chuyển động bất thường
Những cú máy đạp của bé khi ở tam cá nguyệt thứ hai trở đi chính là dấu hiệu sinh tồn của bé. Tùy vào thời điểm, bé có thể chuyển động nhiều hay ít, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ.
Nhưng nếu mẹ thấy đột nhiên bé im lặng hoặc chuyển động mạnh mẽ và liên tục hơn bình thường, ví dụ như cử động ít hơn 10 lần/ 12 giờ hoặc nhiều hơn 40 lần/ 12 giờ thì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bé bị thiếu oxy hoặc bé có điều gì bất ổn.
Quá nhiều hoặc quá ít nước ối
Nước ối có tác dụng duy trì sự sống cho thai nhi. Nó có thể chỉ ra hệ thống thần kinh trung ương, tim mạch và một số khía cạnh khác bất thường.
Quá nhiều hoặc quá ít nước ối có thể là một dấu hiệu tình trạng không khỏe mạnh của thai nhi. Nếu ít ối có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phổi, thận thai nhi không đầy đủ.
Chiều cao vùng bụng tăng quá nhanh
Nếu diện tích vùng vụng tăng quá nhanh, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bà bầu đang mang song thai, nên đi khám để được chẩn đoán. Hoặc trường hợp khác là gặp các vấn đề bất thường về thai nhi.
Tim thai bất thường
Các mẹ thường phỏng đoán giới tính thai nhi dựa vào nhịp tim. Nếu nhịp tim bé dưới 140 thì có thể bé là con trai, trên 140 là con gái. Tuy nhiên điều này chưa được khoa học chứng minh.
Nhịp tim thai bình thường dao động khoảng từ 120-160 lần mỗi phút. Nếu nhịp tim nhiều hơn 160 nhịp/phút hoặc ít hơn 120 nhịp/phút nó phản ánh tình trạng thiếu oxy của thai nhi.
Đau bụng bất thường
Khi mẹ bầu tinh ý, phát hiện những cơn đau bụng đột ngôt, đau từng cơn, co thắt, kèm theo đó có chảy máu âm đạo thì có thể là cảnh báo sớm, đe dọa sảy thai hoặc thai ngoài tử cung.
Tăng huyết áp
Thông thường, bà bầu sẽ có những lần tăng huyết áp so với bình thường ở các tuần thai cuối, gây ra chứng chóng mặt, phù nề tay chân. Nhưng nếu ở mức độ cho phép thì chuyện tăng huyết áp và phù nề không nguy hiểm lắm, sẽ tự hết sau khi sinh. Nhưng nếu huyết áp tăng cao đột ngột, phù nề nặng, thì có thể dẫn tới tiền sản giật.
Ngứa da dữ dội
Triệu chứng ngứa là điều bình thường ở một số phụ nữ trong quá trình mang thai.
Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngứa lan rộng trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng và lòng bàn tay, ngón chân bị ngứa nhiều hơn, cộng thêm vàng da nhẹ thì cần xét nghiệm chức năng gan. Đây có thể được chẩn đoán là hội chứng ứ mật intrahepatic và bệnh dẫn đến ngạt thai, sinh non, thai chết lưu, mẹ xuất huyết sau sinh…
Bách Hợp (Tổng hợp)/ Theo Người đưa tin
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua