Những dấu hiệu "không đau" thường dễ bị bỏ qua của ung thư
1. Đi tiểu ra máu không đau buốt:
Nhiều trường hợp khi đi tiểu có lẫn vết máu nhưng không thấy cảm giác khác thường và chủ không không đi thăm khám. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu báo trước những căn bệnh nguy hiểm.
Nước tiểu có máu, nhưng trong quá trình bài tiết lại không thấy đau buốt là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư thận hoặc ung thư bàng quang.
Cảm giác đau buốt khi đi tiểu ra máu là triệu chứng của tình trạng bí tiểu do kết sỏi. Trong khi đó, mặc dù biểu hiện đều giống nhau, nhưng tình trạng đi tiểu ra máu và không thấy đau buổi lại là dấu hiệu của những căn bệnh "ác tính" hơn nhiều.
Theo kết quả điều tra của các chuyên gia y tế, những người đi tiểu lẫn máu có tới 13 – 34.5% nguy cơ mắc ung thư bàng quang.
Bên cạnh đó, đi tiểu ra máu và không đau là triệu chứng xuất hiện trên 70% bệnh nhân mắc loại ung thư này.
2. Khối u không đau ở ngực:
Khi bầu ngực xuất hiện một khối u nhưng không mang lại cảm giác đau nhức, chị em càng nên đặc biệt cẩn trọng.
Những khối u do ung thư vú hình thành thường có mang các đặc điểm như: không đau, bề mặt lồi lõm không bằng, mật độ cứng, độ di động kém, phát triển to ra và xâm lấn, không rõ ranh giới.
Khối u không đau ở ngực là một trong những dấu hiệu sớm của ung thư vú. (Hình minh họa).
Bởi vậy, khi phát hiện bất kỳ khối u nào ở ngực,các chị em đều cần tới các cơ sở y tế kiểm tra. Đặc biệt, nếu khối u đó mang các đặc điểm trên và không biến mất trong vòng 2 – 4 tuần.
3. Xuất huyết âm đạo không đau:
Đây được xem là biểu hiện đặc biệt nguy hiểm đối với những phụ nữ từ độ tuổi trung niên trở lên.
Với những đối tượng đã ở vào thời kỳ tiền mãn kinh, tình trạng âm đạo đột nhiên xuất huyết, nhưng lại không có cảm giác đau đớn rất có thể là biểu hiện của ung thư cổ tử cung hoặc ung thư tử cung.
4. Nước mũi có máu nhưng không thấy đau nhức:
Nếu cơ thể bạn không xuất hiện triệu chứng đau đầu, nuốt nước bọt đau hoặc các bệnh về xoang mũi nhưng lại thấy nước mũi có tơ máu hoặc cục máu, thì hãy cảnh giác.
Đây được xem là một trong những dấu hiểu của căn bệnh ung thư biểu mô mũi.
Ung thư biểu mô có nhiều loại và hầu hết đều mang những biểu hiện không rõ ràng. Bởi vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng nước mũi có máu như trên, ta nên tiến hành khám tai – mũi – họng tại các cơ sở y tế để có kết quả chính xác.
4. Khối u không đau trên da:
Ung thư da xuất hiện từ từ với các dấu hiệu cảnh báo là sự thay đổi màu sắc bất thường ở da, sau đó nổi sần lên và hình thành u cục.
Khác với mụn nhọt thường đau nhức nhiều, khối u của ung thư da hầu như không đau, chỉ khi bóp nắn mạnh mới cảm thấy đau tức.
Khối u trên da của ung thư da thường dễ bị nhầm với mụn nhọt. (Ảnh minh họa).
Khối u trên da thường lành tính, có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Vì vậy, nếu cơ thể xuất hiện những khối u giống mụn nhọt, nhưng hơn 1 tháng chưa biến mất, ta cần cảnh giác trước nguy cơ ung thư da, đồng thời tiến hành thăm khám và điều trị tích cực để tránh biến chứng.
5. Hạch bạch huyết bị phù lớn nhưng không đau:
Ung thư hạch là sự tăng trưởng của các khối u trong các mô bạch huyết. Nổi hạch là triệu chứng nổi bật nhưng dễ bị bỏ qua của căn bệnh nguy hiểm này.
Khi cơ thể mắc ung thư hạch, một hoặc nhiều hạch tại cổ, nách hoặc bẹn phình to lên nhưng không có cảm giác đau đớn.
Mặc dù triệu chứng của ung thư hạch thường khó quan sát, nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ sống sót là rất cao.
Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện tình trạng hạch phì đại nhưng không đau, đi kèm với đó là các triệu chứng như sụt cân không giải thích được, sốt, suy kiệt kéo dài… người bệnh nên tới thăm khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
6. Loét dạ dày không đau:
Viêm loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh thường gặp, nhưng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Có những bệnh nhân do bị loét ngầm nên bình thường không cảm thấy đau bụng hoặc đau rất ít. Chính điều này đã khiến nạn nhân không phát hiện được bệnh, dẫn tới tình trạng thủng dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.
Để phòng ngừa những biến chứng không mong muốn, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học và thường xuyên thăm khám để nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân.
*Theo Health Huanqiu/Soha
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua