Dòng sự kiện:

Những dấu hiệu nhận biết con bạn bị bạo hành, bắt nạt ở trường

02:00 07/10/2015
Không khó để nhận biết con bạn bị bạo hành, bắt nạt ở trường. Do đó, bố mẹ cần hết sức tinh tế để phát hiện ra những điều này để kịp thời xử lí trước khi trẻ bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng.
Sáng 5/10 vừa qua, dư luận xôn xao trước thông tin bé trai 15 tháng tuổi bị 3 cô giáo trường mầm non tư thục Sơn Ca (đường Hữu Nghị, TP. Đồng Hới, Quảng Bình) đánh, trói, thậm chí là nhét giẻ vào mồm.

Vụ việc được phát hiện khi mẹ cháu bé theo dõi camera ở nhà và bất ngờ ập tới bắt quả tang hành động dã man này của cô gáo. Đoạn clip cháu bé bị bạo hành được bà mẹ đăng tải lên Facebook. Lập tức, cư dân mạng tỏ ra phẫn nộ trước hành động của giáo viên. Đặc biệt là các phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi đi học mầm non.

Nạn bạo hành ở trường học , đặc biệt là các trường mầm non, liên tục xảy ra trong những năm gần đây khiến các bậc phụ huynh không khỏi hoang mang.

Ảnh hưởng:

Hiệp hội Tâm lý học Mỹ  cũng cho hay việc trẻ bị bắt nạt, bạo hành khiến trẻ phải chịu tổn thương lâu dài, cả thể chất lẫn tinh thần. Nghiên cứu của Hệ thống trẻ em bị chấn động mạnh quốc gia (The National Child Traumatic Stress Netwwork) của Mỹ cũng cho biết việc trẻ bị bạo hành sẽ khiến bé thiếu tự tin, rụt rè, luôn trong trạng thái thảng thốt. Khi bị cẳng thẳng thần kinh, dễ bị kích động bạo lực hoặc có tư tưởng trầm uất... ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.

Cụ thể là khi trẻ bị bạo hành hoặc nhìn thấy những đứa trẻ khác bị bạo hành, trẻ sẽ có quan niệm sống lệch lạc, không biết tôn trọng người khác và cũng không biết tôn trọng chính bản thân mình.

- Bé sống khép kín, gặp trở ngại trong giao tiếp xã hội.

- Mặc cảm, thiếu tự tin vào bản thân.

- Hung hăng, bạo lực với mọi người, thậm chí có hành vi tự hại. Luôn muốn tự làm đau mình để giảm stress căng thẳng.

- Khi liên tục bị đánh đập, hành hạ hoặc bị làm nhục dưới mọi hình thức, trẻ trở nên mất lòng tự trọng, lì lợm, ngang bướng, và không còn coi chuyện vi phạm lỗi là quan trọng.

 Biểu hiện cảnh báo trẻ có thể đang bị bắt nạt, bạo hành ở trường: 

- Trẻ có thể nghiến răng, cắn móng tay, thở nhanh, hồi hộp hoặc toát mồ hôi khi về nhà.

- Trẻ rất sợ đi học vì sợ gặp cô giáo. Thường trẻ sẽ khóc lóc và không chịu vào lớp, đặc biệt, nếu nhìn thấy cô giáo, nỗi sợ càng tăng cao và trẻ khóc lớn hơn. Tuy nhiên, khi cô giáo yêu cầu trẻ nín trẻ sẽ tỏ ra sợ sệt và mếu máo. Lúc cô giáo đón trẻ vào lớp trẻ sẽ khóc thảm thiết và nhoài về phía cha mẹ.

- Lảng tránh những biểu hiện yêu thương của cha mẹ hoặc tự nhiên quá bám dính lấy cha mẹ, hay tức giận hoặc hay chán nản.

- Bé không nói rõ lý do về những vết bầm tím, trầy xước trên cơ thể.

- Bị mất hay hư hỏng đồ chơi, dụng cụ học tập, trang phục,.. mà không rõ lý do.

- Bé không muốn đến trường hoặc lười tham gia các hoạt động khác với bạn bè.

 -Bé sợ cảm giác một mình. Bé thường đột ngột nép chặt vào người bố mẹ, hay níu kéo bố mẹ ở lại khi đưa trẻ đến trường.

-Bé hay bất chợi ủ rũ, buồn rầu, thường tránh những nơi đông người.

- Bé có những thay đổi trong hành vi ứng xử hay tích cách.

- Tâm trạng của bé trở nên bất thường, thường lo lắng, giận dũ, buồn bã, hay thất vọng mà không rõ lý do.

- Trẻ thường kêu ca về vấn đề thể chất: đau đầu, đau bụng, hay phải đến phòng y tế của trường.

- Trẻ khó ngủ, hay gặp ác mộng, thường khóc rất nhiều và tè dầm khi ngủ.

- Trẻ thay đổi thói quen ăn uống

- Trẻ bắt nạt những em bé nhỏ hơn trong gia đình hoặc những em bé khác.

-Trẻ liền đi vệ sinh sau khi đi học về.

-Trẻ về nhà trong tình đạng đói ( Có thể những kẻ bắt nạt ở trường sẽ cướp đồ ăn của con).

-  Điểm số của bé bất ngờ bị tụt giảm. (Bị bắt nạt có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng nặng nề đến khả năng tập trung học hành).

- Hay trẻ thường nhận lỗi của mình trong mọi chuyện.

- Trẻ có dấu hiệu chán nản, phàn nàn về mọi thứ, bỏ trốn.

Ngọc Diệp 

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video đang hot: [mecloud]iYYm7zD621[/mecloud]