Những điều cấm kỵ khi ăn hồng ngâm
Hồng ngâm nếu ăn không đúng cách có thể khiến bạn gặp rắc rối với sức khỏe của mình. Ăn hồng thì ngon miệng, dễ mê nhưng ăn đúng nguyên tắc thế nào, bạn hãy đọc những thông tin dưới đây nhé!
Thời điểm cấm kỵ ăn hồng
Bạn không nên ăn hồng khi bụng đang đói vì phản ứng giữa tanin trong quả hồng và axit dịch vị làm người ăn cảm thấy cồn cào và ở mức độ nặng thì tạo cảm giác như bị “say”. Những khối kết tụ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi. Nếu chúng không được thải ra ngoài theo đường tự nhiên sẽ tắc nghẽn tại đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…
Những người không nên ăn hồng ngâm
Người bị bệnh dạ dày, táo bòn không nên ăn hồng ngâm
Những người bị đường huyết phải tránh xa hồng ngâm
Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate mà hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, nên sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến lượng đường huyết tăng lên. Đối với những bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.
Người thiếu máu không nên ăn hồng ngâm
Người có thể trạng kém không nên ăn hồng ngâm
Những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh, người bị khó tiêu… cũng không nên ăn loại quả này.
Tuyệt đối không ăn hồng ngâm kết hợp các thực phẩm sau
Ăn hồng ngâm với canh cua: gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài
Hồng ngâm và canh cua không nên ăn cùng nhau bởi chất tannin và các thành phần khác có trong quả hồng có thể làm cho chất đạm trong thịt cua kết tủa rắn lại. Chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột, lên men rồi thối rữa, từ đó gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài…
Ngoài cua, bạn cũng không nên ăn hồng cùng với các loại thức ăn giàu protein như thịt, cá...
Ăn hồng ngâm cùng với khoai lang sẽ hình thành sỏi không hòa tan
Thành phần chủ yếu của khoai lang là tinh bột, sau khi được đưa vào dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn acid dạ dày. Do đó nếu ăn thêm một vài quả hồng ngâm sau khi ăn khoai lang sẽ xảy ra phản ứng kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày. Khi các chất kết tủa này liên kết với nhau, sẽ hình thành sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài. Duy trì thói quen này lâu dài có thể gây hại dạ dày nghiêm trọng.
Ăn hồng ngâm và thịt ngỗng có thể gây tử vong
Thịt ngỗng là loại thực phẩm giàu protein chất lượng cao, khi gặp tanin trong quả hồng, protein này dễ ngưng tụ thành protein a-xít tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tử vong.
Lưu ý cách bảo quản hồng để hưởng hết giá trị dinh dưỡng của hồng ngâm: Nhiệt độ bảo quản tối thích cho hồng là 0±1°C, độ ẩm 90 – 95%, ở điều kiện này có thể giữ hồng từ 3 đến 5 tháng. Với giống hồng không chát nếu bảo quản ở nhiệt độ 5 – 10°C sẽ xảy ra hiện tượng tổn thương lạnh khiến thịt quả bị nâu hoá, mềm nhũn và chảy nước.
Tham khảo thêm:
Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của quả hồng ngâm mùa thu
Cô bán hồng chỉ cách phân biệt hồng ngâm hóa chất
Tiểu Vũ (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua