Dòng sự kiện:

Những điều lưu ý khi chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

02:00 09/07/2015
Thời gian đầu đời là giai đoạn trẻ cần nhiều sự chăm sóc nhất. Chăm sóc trẻ sơ sinh cần chú ý rất nhiều, đặc biệt là chăm sóc da cho trẻ sơ sinh.

Da trẻ mỏng, có cấu trúc và chức năng chưa hoàn chỉnh, rất dễ bị tổn thương. Sau khi chào đời, da của trẻ sơ sinh cần một thời gian để quen dần với thế giới mới. Vì vậy, cần phải có sự chăm sóc đặc biệt ít nhất trong năm đầu đời, nhất là trẻ sơ sinh.

1. Lựa chọn quần áo

Ở trẻ nhỏ, khả năng thích ứng với nhiệt độ cơ thể bé còn yếu nên mẹ cần lưu ý lựa chọn quần áo phù hợp với thời tiết. Khi trời nóng, để tránh làn da bé nổi sảy và mẩn ngứa, mẹ nên cho bé mặc quần áo mỏng và rộng rãi với chất liệu vải tự nhiên như cotton hay sợi tổng hợp. Vào mùa đông, có thể cho bé mặc quần áo tay dài để giữ ấm, nên hạn chế mặc áo khoác len vì dễ gây ngứa khi chạm vào làn da mỏng manh của bé. Mẹ không nên chọn loại vải có màu sắc sặc sỡ vì những loại này thường được làm từ các sợi hóa học không tốt cho làn da non nớt của bé sơ sinh.

2. Tắm cho bé

Cần tắm rửa em bé bằng nước ấm trong hầu hết mọi trường hợp. Không sử dụng xà bông có thể làm da khô là một trong những điều cần chú ý khi chăm sóc da cho trẻ. Nên sử dụng sữa tắm hoặc những sản phẩm dành riêng cho trẻ em và trẻ sơ sinh. Cho thêm một ít sữa tắm không mùi vào bồn tắm sẽ giúp cho da em bé mềm mại.
Tránh tắm em bé với xà bông tạo bọt bong bóng vì chất liệu này làm trôi đi chất dầu tự nhiên trên da. Xà bông diệt trùng hay xà bông thơm không cần thiết và cũng nên tránh dùng cho em bé. Điều quan trọng là cẩn thận dặm da cho khô ở những vùng da xếp lại như ở nách, háng, cổ và phía sau tai sau khi tắm.
Vào mùa đông, đừng tắm em bé thường xuyên vì thời tiết lạnh sẽ làm cho da khô hơn. Nếu da của em bé thường bị khô thì nên thoa kem làm mềm da nhiều lần trong ngày, nhất là sau khi tắm là cách chăm sóc da cho trẻ tốt nhất.

Dưới đây là các bước tắm cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên lưu ý:

Bước 1: Trước tiên chuẩn bị các vật dụng: chậu tắm, quần áo, tã lót, khăn tắm, nước ấm, các sản phẩm: dầu gội đầu, dầu – sữa tắm, phấn, que gòn, bông gòn. Kiểm tra độ ấm của nước bằng cùi chỏ. Nên đặt chậu tắm ở nơi kín gió.
Bước 2: Cởi quần áo bé ra, ngoại trừ tã lót. Thoa dầu lên những nơi có “cứt trâu” để làm mềm và tróc các lớp vảy này ra.
Bước 3: Ẵm bé trong lòng tay, làm ướt tóc và thoa dầu gội lên đầu bé. Gội đầu bé thật sạch bằng nước ấm, sau đó lau khô.
Bước 4: Cởi tã lót của bé ra vệ sinh bộ phận sinh dục thật kỹ rồi cho bé vào chậu nước. Nếu bé còn quá nhỏ thì nên giữ bé ở tư thế nằm ngửa trong chậu. Chọn chậu tắm thiết kế hợp với tư thế nằm ngửa của bé.

Chăm sóc da cho trẻ khi tắm cần hết sức chú ý.

Bước 5: Thoa sữa tắm dịu nhẹ lên mình bé, nhẹ nhàng lau người bé bằng một khăn vải xô. Tắm sạch lại bằng chậu nước ấm khác.
Bước 6: Sau khi tắm xong, nhanh chóng mang bé vào giường, thoa phấn rôm lên cổ, nách, cánh tay, vùng bẹn, mông để tránh bị hăm. Thấm ướt bông gòn lau vùng mắt cho bé, lau từ bên trong ra ngoài.
Bước 7: Dùng que gòn thấm dầu vệ sinh, lau sạch vùng mũi, tai và rốn cho bé.
Bước 8: Cuối cùng mặc tã lót và quần áo vào cho bé.

Chú ý: Bé sơ sinh không cần tắm hàng ngày. Trong suốt vài tuần đầu tiên, bạn nên giữ sạch sẽ cho bé bằng cách vệ sinh mỗi lần thay tã, lau rửa mặt mũi cho bé. Với bé 1 tháng, 2-3 ngày tắm một lần là hợp lý. Tắm hàng ngày sẽ làm khô da bé sơ sinh. Nên dùng xà phòng dành riêng cho trẻ. Tránh tắm em bé với xà bông tạo bọt bong bóng vì chất liệu này làm trôi đi chất dầu tự nhiên trên da. Xà bông diệt trùng hay xà bông thơm không cần thiết và cũng nên tránh dùng cho em bé. Điều quan trọng là cẩn thận chậm da cho khô ở những vùng da xếp lại như ở nách, háng, cổ và phía sau tai sau khi tắm. Tuy nhiên, những ngày đầu không rửa mặt cho bé bằng xà phòng.

3. Chăm sóc da cho trẻ ở vùng da dùng tã

Trẻ sơ sinh và em bé hấp thụ hóa chất qua da nhiều hơn người lớn vì thế nên hạn chế các loại sản phẩm thoa lên da của trẻ sơ sinh đến mức tối thiểu. Có thể dùng một ít kem dưỡng ẩm như sorbolene hay kem bào chế với nước để lau sạch nơi mang tã. Những kem này cũng có thể thoa cho em bé sau khi tắm để giúp cho da được mềm. Nếu em bé có làn da khô hay bị dị ứng da eczema ở trẻ sơ sinh, điều quan trọng là hoàn toàn tránh dùng xà bông nhưng cho thêm kem làm mềm da vào nước khi tắm và thoa kem lên da thường xuyên.
Vào mùa đông, đừng tắm em bé thường xuyên vì thời tiết lạnh sẽ làm cho da khô hơn. Nếu da của em bé thường bị khô thì nên thoa kem làm mềm da nhiều lần trong ngày, nhất là sau khi tắm.

Thay tã thường xuyên. Tránh mặc thêm quần nylon nếu không thể thay tã thường xuyên. Dùng loại tã tốt dễ thấm nước. Không cần phải thêm bất kỳ hóa chất nào khi xả quần áo giặt bằng máy. Quần áo của bé nên được giặt bằng xà phòng ít chất sút, ngâm qua nước xả vải cho mềm.

Chăm sóc da cho trẻ ở vùng da dùng tã.

4. Sử dụng loại tã giấy phù hợp 

Chọn loại tã giấy sơ sinh phù hợp nhất với làn da mỏng manh của bé từ 0-3 tháng tuổi. Mẹ nên lựa chọn loại tã giấy có bề mặt thật mềm mại, thấm hút tốt. Đặc biệt nên chọn những loại tã giấy có mặt đáy với khả năng thoát hơi ẩm sẽ giúp da bé được hô hấp tự nhiên, giảm thiểu nguy cơ hăm tã. Với bé sơ sinh, mẹ chú ý kiểm tra thay tã giấy khoảng 2-3 tiếng/ một lần và thay ngay sau khi bé tiêu bẩn. Trước khi thay tã mới, mẹ hãy vệ sinh cho bé thật sạch bằng nước ấm hoặc khăn ướt để giữ cho vùng da tiếp xúc luôn sạch và khô thoáng.

Chú ý sử dụng loại tạ giấy phù hợp

5. Vệ sinh da đúng cách

Sau khi bé đi vệ sinh, mẹ cần lau rửa da thật kỹ, nhẹ nhàng lau khô bằng khăn mềm và bôi thuốc mỡ trước khi mặc tã hay quần áo để chống hăm cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên có một khoảng thời gian ngắn để da bé tiếp xúc với không khí khô thoáng sau khi tắm xong rồi hãy bôi thuốc mỡ chống hăm.

THƯƠNG THƯƠNG (Tổng hợp)/ Theo ĐSPL