Dòng sự kiện:

Những điều mẹ cần phải biết khi tắm cho bé

14:39 15/08/2015
Theo các chuyên gia, các mẹ nên tránh tắm cho con vào những thời điểm dưới đây để đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

Tắm cho con rất khó khăn bởi công việc này đòi hỏi người mẹ phải có kinh nghiệm và hiểu biết nhất định. Nếu tắm sai cách, sai thời điểm sẽ khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm.

Không nên tắm khi bé đang đói

Theo các chuyên gia sức khỏe thì khi đói con người ta có sự lưu thông máu kém, đặc biệt lượng đường trong máu là rất thấp. Khi tắm sẽ đòi hỏi cơ thể mất đi 1 lượng năng lượng đáng kể. Khi đó, nó không thể đáp ứng như cầu đó khiến người bị chóng mặt, choáng váng, ngất hay thậm chí là đột quỵ. Nguy hiểm nhất là những đối tượng trẻ em vì sức đề kháng và sức bền của trẻ yếu và hầu như là không có. Do đó, tắm cho con khi đói thực sự là một việc làm rất nguy hiểm mà mẹ Việt cần phải tránh.

Không nên tắm cho trẻ khi vừa ăn xong

Ăn no là thời điểm rất nhạy cảm và cơ thể cần được nghỉ ngơi ít nhất 30 phút để lượng thức ăn được tiêu hoá. Nếu bạn tắm ngay cho con vào thời điểm đó sẽ khiến trẻ dễ bị nôn trớ và ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hoá. Vì khi tắm mạch máu giãn nở và lưu thông chạy ra ở bề mặt da, giảm lưu lượng máu ở hệ tiêu hóa làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn của bé gây chứng đầy hơi khó chịu. 

Không nên tắm khi con có dấu hiệu mệt mỏi

Nhiều người có quan niệm rằng con quấy khóc hay có biểu hiện mệt mỏi thì cho con tắm để trẻ nghịch nước cảm thấy sảng khoái và quên đi sự mệt mỏi. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với người lớn ở một số trường hợp. Còn với trẻ thì ngược lại. Sức đề kháng của trẻ là rất thấp. Nếu bạn cho trẻ tắm vào thời điểm cơ thể bất ổn đồng nghĩa với việc lưu thông khí huyết giảm mạnh. Nếu tắm thời điểm này sẽ khiến trẻ bị sốc nhiệt và dễ bị cảm đột ngột. Vì vậy, để giữ vệ sinh cho trẻ bạn chỉ cần lau người bằng khăn ấm và thay quần áo sạch cho trẻ là được.

Không nên tắm cho con sau khi tiêm chủng


Vết thương ở vị trí trích ngừa sẽ bị nhiễm khuẩn khi có nước vào khiến vùng da đó bị sưng đau, tấy đỏ, viêm nhiễm. Do đó, thời điểm sau khi tiêm chủng về bạn không nên tắm cho trẻ mà chỉ nên rửa sạch người và thay quần áo thoáng mát, sạch sẽ là được.

Khi trẻ xuấn hiện những bất thường trên da

Trẻ có một số dấu hiệu bất thường trên da, như vết loét, nhọt sưng, bỏng hay vết sây sát, lúc này không nên tắm. Vì đa phần đã tổn thương da là sẽ có miệng vết thương. Vì vậy, tắm nước sẽ khiến miệng vết thương bị toác ra hoặc bị nhiễm trùng.

Tắm khi con đang bị cảm, tiêu chảy

Khi bị cảm lạnh thì nhất quyết bạn nên tránh cho trẻ dùng nước, vì vậy việc tắm cho trẻ lúc này là vô cùng tối kỵ. Trẻ bị tiêu chảy nếu di chuyển nhiều càng làm bé mệt mỏi, mất nước và tình trạng bệnh sẽ nặng hơn rất nhiều.

Khi nào nên tắm cho trẻ?

Bạn có thể tắm cho con vào bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng do bé hay ngủ sau khi được tắm rửa sạch sẽ nên tốt nhất là hãy tắm cho bé vào lúc sắp đi ngủ. Bé sẽ dễ chịu hơn khi được tắm ở nơi ấm áp nhưng không quá hanh khô. Tắm cho trẻ trong trạng thái khỏe mạnh, không bí đói hay sau khi ăn quá no là tốt nhất. Nên tắm cho con trong phòng kín, nhiệt độ ấm áp có khăn lau người, choàng người đầy đủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.


Vào những ngày mưa hay khi con khó chịu với sự thay đổi của thời tiết thì bạn chỉ nên dùng khăn cotton thấm nước ẩm để lau những vùng dễ nhiễm bẩn trên cơ thể như mặt, cổ, tay chân, phần thân dưới, nách và bẹn. Bạn không cần phải cởi hết đồ của bé ra, đảm bảo rằng bé vẫn được giữ ấm trong lúc bạn lau mình cho bé.

Mắt: Bạn đặt bé cẩn thận lên tấm khăn trải, trong phòng ấm; sau đó lấy khăn mặt mềm hoặc miếng bông gòn nhúng vào nước đun sôi để nguội và chùi mắt bé thật nhẹ nhàng. Mỗi bên mắt sử dụng riêng một miếng bông.

Mặt và cổ: Dùng một miếng bông cotton thấm ẩm để lau mặt và cổ cho bé. Lau sạch phần phía sau vành tai bằng một miếng khăn khác, nhưng đừng bao giờ chùi vào trong tai bé, trừ khi nào bác sĩ hướng dẫn bạn làm vậy, vì phần phía trong tai và mũi sẽ được cơ thể tự làm sạch một cách tự nhiên.

Tay và chân: Lau sạch cánh tay, cẳng tay, bàn tay, bàn chân và phần dưới cánh tay của bé, nhớ hãy lau kỹ luôn cả kẽ tay và kẽ chân nữa.

Phần thân dưới: Lúc này, tháo tã lót ra cho bé, đặt một ngón tay của bạn để giữ mắt cá nhằm tránh việc bé đập hai chân vào nhau. Lau phần thân dưới từ trước ra sau, điều này đặc biệt quan trọng nếu là bé gái, để tránh làm lây lan vi khuẩn.

Cuối cùng, bạn lau khô người cho con bằng một chiếc khăn bông mới, quấn tã và mặc quần áo sạch vào cho bé nhé.

Ngọc Diệp (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video: 

[mecloud]UN0nVeLnCv[/mecloud]