Những loại trà giúp giải nhiệt, chữa bệnh ngày nắng nóng
Trà gừng, ô mai
10g gừng tươi, ô mai bỏ hạt 30g thái vụn, 6g trà xanh, cho vào ấm, hãm như trà thông thường, để chừng 30 phút, thêm chút đường đỏ, uống ngày 3 lần. Trà này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thực, làm ấm, dùng trị đi lỵ, tiêu chảy do ăn uống kém vệ sinh trong mùa hè. Chú ý những người tỳ vị hư nhược, dễ bị tiêu chảy do gặp lạnh không thích hợp uống trà này.
Trà râu ngô
Râu ngô tươi hoặc khô nấu thành nước uống hàng ngày, có thể cho thêm mía lau, lá dứa uống thay nước lọc hàng ngày rất tốt cho những người bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường. Râu ngô 60g, bột trà xanh 30g, đun với 1 lít nước để lạnh uống. Hoặc 100g râu ngô tươi, đun với 500ml nước trong 5 phút, thêm 2g bột trà xanh, chia 3 lần uống là một thang, ngày uống 1-2 thang như vậy.
Trà mướp
Mướp hương 200g rửa sạch, thái miếng mỏng, thêm chút muối, nước đun sôi, thêm 5g lá trà đã hãm với nước sôi, lọc nước, đổ vào nồi mướp, uống ấm, ngày 2 lần. Loại trà này thanh nhiệt, giải khát, là thức uống tốt cho người tiểu đường.
Trà hoa cúc
5-10g hoa cúc, dùng nước khoảng 70℃ hãm như trà xanh, bỏ nước đầu. Hoa cúc có thể kết hợp với kim ngân hoa câu kỷ tử, quyết minh tử hoặc bàng đại hải (lười ươi, đại đồng quả, an nam tử) giúp làm giảm sưng đau họng, thanh nhiệt, trừ hỏa, mát gan, làm sáng mắt, trừ phong nhiệt cảm mạo, hoa mắt, chóng mặt.
Trà ngũ vị tử, câu kỷ tử
6g ngũ vị tử, 8g câu kỷ tử, thêm 800ml nước nấu sôi vừa lửa, lọc lấy nước cho vào trong cốc, thêm 5g đường trắng, quấy đều lên uống làm nhiều lần trong ngày. Trà này có tác dụng giải nhiệt, giải khát, kiện tỳ vị, bổ gan thận, dưỡng tim huyết. Mùa hè khi thấy cơ thể mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, miệng khô, mất ngủ, lưng gối đau mỏi, sắc mặt kém, đó là chứng “hư” của mùa hè, uống trà ngũ vị tử với câu kỷ tử giúp cải thiện tinh thần, tăng sinh lực.
Trà cát cánh, cam thảo
Cát cánh 6g, cam thảo 3g nghiền bột, hãm với nước, uống 2 lần 1 ngày. Trà này ngoài tác dụng giải nhiệt còn có thể trị ho, đau họng.
Trà lá sen, lá tre, lá bạc hà
Lá sen, lá tre, lá bạc hà mỗi loại 5g hãm uống hoặc chỉ dùng nguyên một loại lá hãm trà uống. Loại trà này có tác dụng thanh tâm, tản nhiệt, dưỡng tâm trí và giải nóng. Lá tre vị nhạt, hàn, công hiệu là thanh nhiệt giải tỏa buồn bực, lợi tiểu ... Lá bạc hà vị cay, tính mát, đi vào phổi, gan, công hiệu là tản nhiệt nóng, lợi họng, mát gan, hành khí, thích hợp với người cảm phong nhiệt, đau đầu, đau họng, ăn vào chướng bụng, miệng lở loét, đau răng, rubella ngứa ngáy, tức ngực...
Trà hạ áp
Chè đắng, hoa cúc ngọt, lá dâu tằm, rễ cỏ tranh, câu đằng mỗi loại 9g, đun nước uống hoặc 15g vỏ dưa hấu (thay bằng hạt sen), 9g thảo quyết minh đun nước uống. Trà này giúp hạ huyết áp, đau váng đầu, miệng đắng... ở người cao tuổi.
Bên cạnh đó, thức uống từ sắn dây không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc, làm ra mồ hôi mà còn giúp tăng lượng máu lên não, làm giảm huyết áp, chữa cảm mạo, sốt, lỵ, mụn nhọt... Trà xanh giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng khi làm việc ở cường độ cao và làm mát da, lọc bỏ độc tố trên da, giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, phòng ngừa cao huyết áp...
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 7 thực phẩm giải nhiệt mùa nắng nóng cực tốt
- Những loại nước giải nhiệt tốt cho trẻ nhỏ mùa nóng
- Cách nấu nước sâm rong biển độc đáo lại thanh mát, giải nhiệt
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua