Những lợi ích khi trẻ sơ sinh nằm ngửa khi ngủ
Mỗi ngày, trẻ sơ sinh dành nhiều giờ để ngủ do đó một tư thế ngủ chuẩn sẽ giúp trẻ có giấc ngủ ngon, phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, để duy trì một giấc ngủ ngon cho trẻ là điều không hề đơn giản. Nhiều chị em phụ nữ lần đầu làm mẹ đã cố gắng thử các cách từ tắm nước ấm cho con, bật nhạc cho con nghe, hay kể chuyện cho con nhưng dường như vẫn chưa thể đáp ứng tốt nhu cầu của bé. Và thêm một tình trạng nữa đó là nhiều bậc cha mẹ không hề biết cho con nằm ngửa, nằm sấp hay nghiêng thì đâu mới là tư thế ngủ đúng để giúp con ngủ sâu giấc hơn.
Tư thế ngủ thoải mái và an toàn sẽ giúp bé ngủ ngon và khỏe mạnh hơn.
Để giải quyết những thắc mắc về tư thế ngủ chuẩn nhất và an toàn nhất cho bé, tổ chức Nhi khoa Hoa kỳ đã công bố và khuyến nghị cha mẹ nên để trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa, đặt lưng trẻ tiếp diện với mặt giường, cũi. Trên thực tế các bậc cha mẹ thường nghĩ rằng để trẻ nằm sấp sẽ giúp bé dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Nhưng thực ra nằm ngửa mới là tư thế ngủ đúng cách và có lợi nhất cho trẻ. Và điều này luôn được các bác sĩ Nhi khoa, chuyên gia đầu ngành tại Mỹ hướng dẫn và nhắc nhở tới các bậc phụ huynh. Vậy lí do gì để các chuyên gia lại có thể khẳng định chắc nịch nằm ngửa mới là tốt nhất như vậy?
Nhiều bé có sở thích nằm sấp hoặc nằm nghiêng khi ngủ...
Nguyên nhân sâu xa nhất và được rất nhiều nghiên cứu chứng minh đã cho thấy tư thế nằm ngửa có thể:
- Giúp hạn chế tốt nhất nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS). Nguy cơ SIDS sẽ tăng lên khi bé nằm sấp do đầu của bé lúc này còn to và nặng trong khi lực của phần cổ - gáy chưa đủ để giúp bé có thể dịch chuyển đầu, nên nếu lỡ áp mặt vào đệm nằm hay chăn, gối thì mũi bé sẽ bị chặn dẫn đến nguy cơ bé dễ bị nghẹt thở.
- Ngoài ra tư thế nằm ngửa còn giúp toàn bộ cơ thể bé được thả lỏng, áp lực lên nội tạng như tim, dạ dày, đường ruột, bàng quang là rất ít. Nhờ có những hướng dẫn và sự nâng cao nhận thức cùng các chiến dịch vận động tích cực mà tỉ lệ trẻ sơ sinh đột tử khi ngủ đã giảm 50% tại Mỹ vào năm 1994.
Nằm ngửa mới là tư thế ngủ được các chuyên gia khuyến khích bởi khả năng hạn chế tốt nhất nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, theo trang web AskdrSears - trang web tập hợp nhiều bài viết tư vấn về chăm sóc trẻ và làm mẹ của đội ngũ bác sĩ uy tín ở Mỹ, trẻ luôn có những tư thế ngủ yêu thích ở mỗi giai đoạn lứa tuổi khác nhau. Khi trẻ lớn hơn và có khả năng tự điều chỉnh, xoay người khi ngủ thì lí do nên nằm ngửa không còn quá quan trọng, chỉ cần trẻ cảm thấy thoải mái và an toàn là được.
Thực tế có nhiều em bé sơ sinh ngay từ nhỏ đã không thích nằm ngửa, do tư thế nằm này dễ khiến bé bị giật mình, bé vẫn thích nằm sấp hoặc nghiêng hơn. Nhưng nói vậy không có nghĩa là cha mẹ nên để mặc sở thích của con. Tốt nhất là khi trẻ bắt đầu đi ngủ, đặc biệt là những em nhỏ chỉ vài tháng tuổi, thì đặt chúng nằm ngửa. Ngoài ra, tư thế nằm nghiêng cũng không phải là an toàn do trẻ sơ sinh có thể lăn người nằm sấp lại.
Thạc sĩ, bác sĩ Fern Hauck – chuyên gia nghiên cứu về SIDS thì lưu ý cha mẹ không cần lo lắng thái quá nếu thấy con không chịu nằm ngửa mà cứ xoay qua xoay lại khi ngủ. Bởi ông từng chứng kiến có những ông bố bà mẹ kiên nhẫn ngồi canh con cả đêm để nếu lỡ thấy con cựa mình hoặc nằm sấp thì vội vàng bế con nằm ngửa lại. Việc làm này là không cần thiết, trẻ có thể xoay người, đổi tư thế nằm trong quá trình ngủ và cha mẹ cũng không thể cứ ngồi trông con như vậy. Trên thực tế, nguy cơ đột tử thường xảy ra với trẻ dưới 6 tháng tuổi và tập trung nhiều ở nhóm trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng tuổi. Vậy nên, khi trẻ đã có thể tự xoay người và điều chỉnh tư thế ngủ yêu thích thì nguy cơ SIDS sẽ giảm xuống.
Các chuyên cảnh báo cha mẹ nên đặt trẻ ngủ trên mặt phẳng cứng và vững thay vì ngủ trên chăn, ghế sofa
Các chuyên gia cũng khuyến cáo cha mẹ khi đặt trẻ nằm ngủ thì nên chọn mặt phẳng cứng cáp, vững chắc. Không nên để trẻ ngủ trên ghế mềm hoặc để đồ chơi, chăn mền trong cũi của bé kể cả là bé nằm ngửa, nằm nghiêng hay nằm sấp. Các nguyên tắc an toàn cho giấc ngủ của bé cần được thực hiện nghiêm túc để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Trẻ sơ sinh nhiễm trùng máu nguy kịch vì mẹ chăm sóc cuống rốn sai lầm
- Các tư thế ngủ tốt cho não bộ và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh
- Chăm sóc trẻ sơ sinh: Cha mẹ cần lưu ý 4 cách sau
- Những tác dụng bất ngờ của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, không đơn giản như mẹ nghĩ
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua