Những lợi ích tuyệt vời của hoa đào, cây quất ngày Tết
- Hoa đào phơi trong bóng râm sau đó giã nát, uống nóng với ít rượu có thể thông đại tiện, trị bệnh ngứa do thời tiết lạnh.
- Hoa đào nấu với gạo tẻ, mật ong và đường thành cháo để ăn, có tác dụng hoạt huyết, chữa bí tiểu.
- Để chữa chứng rụng tóc, hói đầu người ta dùng bột hoa đào trộn đều với mỡ lợn hoặc dầu vừng rồi bôi lên vùng tổn thương sau khi đó rửa sạch bằng nước hòa với tro của rơm rạ.
- Có thể dùng hoa đào 10-15 bông sắc uống, mỗi ngày 3 lần để chữa chứng kiết lỵ dai dẳng.
- Hoa đào tán bột uống, mỗi ngày 3 g với rượu ấm có thể chữa bệnh sốt rét.
- Để làm hết các nếp nhăn trên mặt, có thể dùng nước sắc hoa đào rửa mặt. Hoặc lấy hoa đào, nhân hạt bí đao nghiền mịn, trộn với mật ong, buổi tối xoa lên mặt, sáng dậy rửa đi, các vết nhăn sẽ dần dần hết.
- Dùng hoa đào có thể dùng để rửa mặt, nhất là đối với những người da mẫn cảm, có nhọt lâu khỏi, có thể dùng hoa đào và muối ăn cùng lượng, giã nát trộn đều hòa với giấm thoa lên mặt. Nếu trên mặt có nốt mụn ra nước vàng hoặc mủ đặc, có thể dùng bột hoa đào hoặc trà hoa đào để uống.
- Để trị trứng ca, mụn nhọt trên da mặt bạn có thể dùng hoa đào và nhân hạt bí đao với liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột, hòa với mật mà bôi hoặc dùng hoa đào và đan sa với liều lượng như nhau, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần vào lúc đói trong 10-20 ngày.
- Với những phụ nữ quá béo, muốn có được một thân hình thon thả, ưa nhìn nên uống bột hoa đào mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 g vào lúc đói.
Lợi ích của quả quất
Theo Đông y, quả quất vị ngọt chua, tính ấm tác dụng vào các kinh phế, vị, can. Quất có công năng hóa đảm, trị ho, giải uất, tiêu thực, giải rượu, càng để lâu càng tốt. Hạt quất có tác dụng giảm ho, cầm máu, chống nôn. Lá quất vị cay đắng, tính lạnh, có tác dụng thư can (điều hoà, cải thiện chức năng gan), khai vị khí (kích thích tiêu hoá), thông phế khí, chống nôn, nấc, tiêu hạch...
Bài thuốc đơn giản nhất thường dùng với quả quất là hấp cách thủy cùng mật ong (hoặc đường phèn) trong vòng 15 phút để trị ho, viêm họng. Ngoài ra, người ta còn dùng quất chưng làm siro để dùng dần, hoặc ngâm với đường/muối. Nước quất có thể uống như một loại nước giải khát, giúp thanh nhiệt cơ thể, và đặc biệt có tác dụng giải rượu. Các bệnh đường tiêu hoá như đầy tức vùng thượng vị, đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn cũng đều có thể dùng quất trị bệnh. Với các bộ phận khác của cây quất như lá, rễ, hạt cũng được dùng làm thuốc.
Bài thuốc từ cây quất
- Đau họng, miệng khô, răng đau, lưỡi tê: Quả quất 500g thái thành lát, phơi khô, cho vào lọ cùng 250g chè xanh, đậy kín, để trong 1 tháng. Mỗi ngày dùng 25g nước cốt hoà với nước ấm, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này còn có tác dụng giải rượu.
- Đại tiện khó khăn, bụng trên đầy trướng: Quả quất 50, sắc uống trong ngày.
- Dạ dày đau, thượng vị đầy tức, nấc, ợ hơi, chán ăn: Quả quất 500g thái lát, trộn đều với 500g đường kính trắng, cho vào lọ kín trong 2 tuần. Mỗi ngày 25g nước cốt hoà với nước ấm, chia nhiều lần uống, dùng liên tục trong nhiều ngày.
- Chữa chán ăn và đầy bụng, khó tiêu: Quả quất 100g ngâm trong 500 ml rượu trắng thấp độ, sau 2 tuần mang ra dùng. Trước mỗi bữa ăn, uống 15-20 ml, dùng liên tục trong nhiều ngày.
- Chữa nôn do bệnh lý dạ dày: Rễ quất, hoắc hương, thích lê tử, rễ đông quỳ mỗi thứ 15g, sắc uống trong ngày.
- Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Rễ quất 30g rửa sạch, thái thành từng đoạn ngắn; dạ dày lợn 150g thái miếng. Cho 2 thứ cho vào nồi, thêm nước (hoặc nửa nước nửa rượu) hầm chín, nêm gia vị, ăn cả cái lẫn nước. Bài thuốc này có tác dụng chữa viêm loét dạ dày - tá tràng thể can khí phạm vị. Biểu hiện là thượng vị đau trướng, cơn đau lan ra 2 bên mạn sườn (đau tăng khi ấn vào), buồn nôn, ợ hơi, ăn khó tiêu, trung tiện được thì dễ chịu, đại tiện khó khăn, tinh thần uất ức, rêu lưỡi trắng dày.
- Tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu lẫn máu: Rễ quất 30g, đường phèn 15g, sắc với nước uống trong ngày.
- Thuỷ thũng: Rễ quất 60g, nghể (cành và lá) 30g, vỏ bưởi (để qua mùa đông) 120g, sắc uống trong ngày.
- Chữa âm nang sưng đau: Rễ quất 60g, chỉ xác 15g, tiểu hồi hương 30g, sắc với nước (cho thêm chút rượu), uống ngày 3 lần.
- Sa tử cung: Rễ quất 90g, hoàng tinh sống 30g, rễ tiểu hồi hương 60g, dạ dày lợn 1 cái. Tất cả hầm với một phần nước một phần rượu, chia 2 phần ăn trong ngày.
- Đau bụng dưới sau đẻ: Rễ quất 120g, nấu với rượu uống.
Chi Chi (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua